Hoa văn truyền thống của dân tộc bản địa Tây Nguyên: Giàu tính thẩm mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hoa văn, họa tiết trang trí trên nhà rông, nhà mồ, trang phục, gùi và dụng cụ khác của các dân tộc bản địa Tây Nguyên là sản phẩm của một quá trình sáng tạo mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo, hấp dẫn du khách khi đến với vùng đất bazan đa sắc tộc này.

Ở Bắc Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar, Xê Đăng đều sử dụng các loại hoa văn truyền thống để trang trí, làm đẹp trên thổ cẩm và các vật dụng sinh hoạt, lao động hay nhà ở, nhà rông, nhà mồ… bằng những vật liệu, chất liệu tự nhiên qua bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mỹ tinh tế. Nhìn chung, các loại hoa văn, họa tiết của một số dân tộc bản địa Trường Sơn-Tây Nguyên có nhiều nét tương đồng ở các dạng cấu trúc, mô típ, màu sắc, chất liệu. Nhưng đi sâu vào chi tiết, mỗi nhóm dân tộc có sự khác biệt cơ bản do đặc tính thẩm mỹ riêng của từng cộng đồng dân tộc khác nhau. Ví dụ, hoa văn trên áo của đàn ông Ê Đê có màu sẫm của thân; ống tay áo, viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo thường trang trí vài viền đỏ, trắng; phía trước thân áo có mảng kẻ ngang màu đỏ hình chữ nhật bung tràn ra hai bên ngực. Còn hoa văn trên áo nam người Jrai có màu sắc sặc sỡ hơn, chạy dọc thân áo, có tua rua và hoa văn bản lớn ở gấu áo. Với người Jrai Chor thì trước ngực áo có miếng đáp màu đỏ.

Hoa văn trên nhà rông của người dân tộc bản địa Tây Nguyên thể hiện nét văn hóa độc đáo. Ảnh: Hùng Hoa Lư
Hoa văn trên nhà rông của người dân tộc bản địa Tây Nguyên thể hiện nét văn hóa độc đáo. Ảnh: Hùng Hoa Lư



Trên trang phục người Jrai, Bahnar, hoa văn truyền thống thường được thể hiện ở dạng hình học, cơ bản là đường thẳng song song, bên cạnh có các đường sóng nước, hình răng cưa, hình ô trám, hình sao, hình người cách điệu với các mẫu trang trí với hình tượng trong thiên nhiên cùng những màu cơ bản: đen, trắng, vàng, đỏ. Bên cạnh đó, có các họa tiết như: trái mây, cườm chim cu, mắt chim xanh, hình chân rít, rau dớn…

Hoa văn trên nhà rông của người Jrai, Bahnar, Xê Đăng là kết tinh của sự trang trí mang tính cộng đồng, thể hiện nét văn hóa độc đáo của buôn làng Tây Nguyên. Các hình thức trang trí hoa văn ở nhà rông các dân tộc nơi đây thường dưới dạng đục hình khối, đan bằng nan nhuộm màu, chạm khắc… Bên cạnh các mô típ trang trí hình người và động vật, thực vật bằng cách khắc chìm và tô màu thường thấy ở nhóm dân tộc Cơ Tu, ở nhà rông Jrai, Bahnar, Xê Đăng, đồng bào thường trang trí bằng cách đan bằng tre nứa những tấm liếp phủ từ nóc xuống một phần mái nhà rông với các mô típ hình mặt trời dưới dạng ngôi sao tám cánh được phối màu đen, trắng hay mô típ hình ô trám cùng những tam giác cân đối đỉnh…

Đối với hoa văn trên nhà mồ ở người Jrai, Bahnar, chúng ta thường thấy họ tập trung trang trí ở cột kut, cột klao, bờ nóc với các mô típ hình tròn có 8 tia, biểu tượng của mặt trăng; trên đỉnh cột kut thường có 2 hình người, một nam, một nữ. Bên cạnh còn có các họa tiết trên cột kut, cột klao hình các loại chim quen thuộc, khỉ, hình hoa quả cách điệu, hình trăng lưỡi liềm…

Những chiếc gùi của các dân tộc bản địa Tây Nguyên cũng được sự chú trọng trang trí bằng hoa văn, họa tiết bắt mắt. Đây không những là vật dụng hàng ngày của người phụ nữ địu trên lưng khi lên rẫy, xuống chợ, đi lấy nước hoặc đựng đồ gia dụng trong nhà… mà còn có yếu tố thẩm mỹ tạo nên nét dịu dàng của phụ nữ. Do vậy, ở các buôn làng ngày xưa, con trai phải biết đan lát, con gái biết dệt thổ cẩm. Việc tạo hoa văn trên gùi là một công đoạn khó, đòi hỏi sự khéo tay và tỉ mỉ của người đan. Thường trên chiếc gùi (có nắp hoặc không nắp) đều bố cục hoa văn thành dải ngang với các màu đen, vàng, đỏ, nhưng phổ biến vẫn là trắng, đen với các họa tiết hình học: hình chữ nhật, hình thoi xen kẽ với các đường vân dọc ngang, xéo hoặc hình cung. Cách bố trí hoa văn phân khúc trên chiếc gùi cân đối, đẹp mắt, đôi khi hoa văn phủ toàn thân gùi trông rất hài hòa.

Ngày nay, do ảnh hưởng bởi nhịp sống đô thị nên nhiều tập quán và văn hóa truyền thống ở một số buôn làng Tây Nguyên dần mai một. Số nghệ nhân còn giữ được tay nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc mình ngày càng khan hiếm nên việc tạo các loại hình hoa văn, họa tiết độc đáo có thể bị lãng quên nếu như chúng ta không biết cách khôi phục, bảo tồn các di sản quý báu đó trên chính mảnh đất thân yêu của họ.

 

BÙI QUANG VINH
 

 

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.