Hitoshi Kato và ân tình Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định giờ đây được đưa thẳng sang Nhật là nhờ ông Hitoshi Kato - 87 tuổi, chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại TP Sakai (tỉnh Osaka, Nhật Bản).

Ông còn mời gọi doanh nghiệp, đại học Nhật đến tỉnh Bình Định.

Ông yêu miền đất này một cách tự nhiên. Giúp những người dân nơi đây một cách tự nhiên. Rồi mời gọi bao nhiêu dự án về đây để làm thay đổi cuộc sống của người dân cũng hết sức tự nhiên. Mới đây ông bày tỏ mong muốn được trở thành công dân danh dự của Bình Định.

 

Ông Hitoshi Kato.
Ông Hitoshi Kato.

Đưa cá ngừ bay sang Nhật

Hơn 20 năm trước, một người bạn của ông Hitoshi Kato đi du lịch ở Hội An (Quảng Nam) về, kể lại cho ông rằng ở đó có những ngôi mộ cổ của những thương nhân Nhật qua đời trong quá trình buôn bán cả trăm năm trước. Ông tò mò lắm.

Thế là sau đó ông lên đường đến Hội An. “Tôi là chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại TP. Sakai từ hàng chục năm nay, nên khi đến VN về rồi, trong lòng rất nhiều cảm xúc. Phải làm gì đây để mối quan hệ - nhất là về mặt kinh tế - giữa người dân hai nước tốt hơn, đó là điều tôi trăn trở nhất” - ông Kato bộc bạch. Ông cứ mong ngóng một cơ hội.

Rồi cơ duyên cũng đến. Năm 2011, khi nghe có đoàn xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Định đến TP Sakai, ông tự đến dự và tìm hiểu. Trong tiệc chiêu đãi chiều hôm ấy, khi nghe ông Lê Hữu Lộc - khi đó là chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - giới thiệu tỉnh này có đội tàu câu cá ngừ lớn, sản lượng thu hoạch cao, nhưng giá bán lại ở mức thấp.

“Nghe đến đó, tôi nghĩ ngay đến hướng mở cho mối quan hệ giữa Sakai và Bình Định rồi” - ông Kato nhớ lại.

Không lâu sau đó, ông Kato bay đến Bình Định.

“Tôi thấy ngư dân Bình Định rất chăm chỉ, ham làm việc, có tinh thần cầu tiến nhưng tàu thuyền, trang thiết bị đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương còn quá đơn giản, chuyến đi biển quá dài khiến cá sau đánh bắt phải muối đá lâu, dẫn đến giảm chất lượng. Phải giúp Bình Định nâng cao giá trị cá ngừ đại dương, vì tỉnh rất có tiềm năng, tôi nghĩ vậy và từ đó tập trung cho việc này” - ông nói.

Trở về Nhật, ông liên lạc với các tổ chức, doanh nghiệp nước này nhằm hỗ trợ ngư dân Bình Định thí điểm câu và bảo quản cá ngừ kiểu Nhật. Những năm đó, ông qua lại như con thoi giữa Sakai và Bình Định để tham gia với tỉnh lập đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi.

Nhờ những nỗ lực của ông Kato, năm 2014, Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Hội Hữu nghị Nhật - Việt hỗ trợ 25 bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương, chuyển giao kỹ thuật đánh bắt, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch cho ngư dân tỉnh Bình Định với số vốn dự án khoảng 1 triệu USD.

Từ đó, tỉnh Bình Định lập hai tổ, đội gồm 25 tàu với khoảng 150 ngư dân chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản.

Với những nỗ lực của ông Hitoshi Kato, tháng 9-2014, những con cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định lần đầu tiên được đưa bằng máy bay qua Nhật tham gia phiên chợ đấu giá cá ngừ và được bán với giá cao gấp ba lần so với giá bán trong nước.

“Dẫu còn không ít vướng mắc, khó khăn, nhưng có thể khẳng định dự án này là bước tạo đà rất lớn để ngư dân Bình Định tiếp cận công nghệ khai thác cá ngừ kiểu Nhật, xuất khẩu trực tiếp, góp phần nâng cao giá trị của nghề này” - ông Lê Hữu Lộc nhận định.

 

Ông Kato theo dõi việc sơ chế cá ngừ do ngư dân Bình Định đánh bắt để xuất khẩu sang Nhật.
Ông Kato theo dõi việc sơ chế cá ngừ do ngư dân Bình Định đánh bắt để xuất khẩu sang Nhật.

Đưa công ty Nhật 
sang Bình Định

Không chỉ hỗ trợ Bình Định trong dự án cá ngừ đại dương, ông Kato còn tìm cách tiếp thị Bình Định cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Sakai và tỉnh Osaka.

Nhờ đó, trong năm 2016, Công ty Kei’s của Nhật đã đầu tư dự án trồng rau sạch công nghệ Nhật Bản tại Bình Định, tuyển chọn người địa phương đưa sang Nhật học trồng rau và nuôi ong để làm nòng cốt trong việc thực hiện dự án.

Mới đây, đầu năm 2017, Công ty Marubeni Lumper của Nhật - qua sự giới thiệu của ông Kato - cũng đã đến đầu tư dự án 5 triệu USD tại Khu kinh tế Nhơn Hội của Bình Định để sản xuất sản phẩm từ gỗ.

Ông Kato cũng giới thiệu hai trường đại học ở Nhật Bản sang giúp đỡ, tư vấn về phát triển nông nghiệp cho Bình Định, hợp tác với Trường đại học Quy Nhơn mở ngành thủy sản trong tương lai...

Cũng đầu năm 2017, ông Kato đã giới thiệu để Công ty Sanicon của Nhật lắp đặt hệ thống máy lọc nước hiện đại của Nhật Bản cho một khách sạn hạng sang tại Quy Nhơn.

“Ở nước tôi, người ta ra đường có thể uống nước lọc tinh khiết từ hệ thống lọc như thế này. Chỉ cần mở vòi ra là có nước tinh khiết để sử dụng. Nếu dự án ở khách sạn tại Quy Nhơn thành công và hiệu quả thì tôi sẽ tìm cách xúc tiến để triển khai dự án lớn hơn cho toàn TP Quy Nhơn” - ông Kato nói.

Lần sang Bình Định mới đây nhất, ông Kato cũng đưa các doanh nghiệp chuyên xử lý môi trường đến xem khu vực cảng Quy Nhơn và nói với họ tìm cách giúp chống ô nhiễm môi trường, bởi theo ông, ngoài chất lượng sống tốt cho người Bình Định thì việc này còn giúp phát triển kinh tế bền vững và thu hút khách du lịch.

 

Gần gũi, chân tình và nhiệt tâm

Với những ngư dân, ông Hitoshi Kato là một người gần gũi và thân tình. Ông Bùi Văn Xếp (ở huyện Hoài Nhơn), một trong những ngư dân tham gia dự án câu cá ngừ theo công nghệ Nhật do ông Kato giúp đỡ, nhận định: “Ông luôn đi cùng các chuyên gia Nhật Bản, cùng xuống tận tàu chúng tôi để hướng dẫn, tập huấn câu, bảo quản cá ngừ.

Nhờ có sự hỗ trợ này, ngư dân mới được hỗ trợ những thiết bị câu cá ngừ hiện đại, cách câu mới, khác với kiểu câu vàng truyền thống, con cá đánh bắt lên được bảo quản tốt hơn”.

Ở tuổi 87, ông vẫn còn nhanh nhẹn và khao khát giúp đỡ người dân nơi đây.

Ông hiện đang làm việc với một doanh nghiệp ở Sakai để mời họ sang Quy Nhơn đầu tư hệ thống nhà hàng đồ ăn Nhật Bản.

Ông nói: “Thành phố biển này đẹp quá nhưng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa mới thu hút khách quốc tế được”.

Gần đây, những chuyến sang Bình Định, ông Kato đều đưa con rể và cháu ngoại đi theo.

“Tôi yêu Bình Định vì sự yên bình, con người thân thiện và chăm chỉ. Tôi chưa thấy nơi nào có thể trong vòng một ngày đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án nước ngoài như ở Bình Định cả. Tôi lớn tuổi rồi, nhưng tự hứa là sẽ giúp đỡ Bình Định phát triển đến khi nào sức khỏe còn cho phép.

Tôi hết giúp được thì con cháu tôi sẽ kế tiếp công việc của tôi. Thực lòng, tôi muốn được làm công dân của tỉnh này” - ông Kato chia sẻ.

Ông Hitoshi Kato còn cho biết: “Năm 2017 này tôi cũng khởi động thực hiện lời hứa với nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang là sẽ khảo sát để xem xét, hỗ trợ hai tỉnh phía nam Bình Định (tức Phú Yên và Khánh Hòa) trong việc khai thác, bảo quản cá ngừ theo kiểu Nhật”.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.