Hiệu quả Nông hội sản xuất rau an toàn xã Tân Bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù mới đi vào hoạt động được 6 tháng nhưng Nông hội sản xuất rau an toàn xã Tân Bình (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt được hiệu quả bước đầu trong việc liên kết sản xuất các loại rau màu theo hướng an toàn. Qua đó, cung cấp những sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng. 

 
 Sản suất rau an toàn tại cánh đồng thôn 3 xã Tân Bình huyện Đak Đoa.
Sản suất rau an toàn tại cánh đồng thôn 3, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa.

Nông hội sản xuất rau an toàn xã Tân Bình có 10 hội viên (tập trung chủ yếu ở thôn 1 và thôn 3) với tổng diện tích sản xuất rau màu là 15 ha. Các hộ chủ yếu trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn như rau cải, xà lách, cà rốt, bắp xú... ; bình quân mỗi sào cho thu 2-3 triệu đồng/vụ, thời điểm đắt có thể thu 5-7 triệu đồng; mỗi năm có thể trồng được 4 vụ, cho thu nhập 20-25 triệu đồng/sào.

Để có được sản phẩm rau an toàn, Nông hội tuyên truyền cho hội viên chọn hạt giống đảm bảo chất lượng thì trước khi gieo trồng phải xử lý mầm bệnh trong đất, tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho rau sau này. Trong quá trình rau phát triển, hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học mà dùng phân bón hữu cơ vi sinh để bón lót nhằm cung cấp dưỡng chất và các vi sinh vật có lợi cho đất. Với cách làm này, sản phẩm rau an toàn của Nông hội được nhiều khách hàng tin dùng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Hội viên ứng dụng các tiến bộ khoa học và sản xuất rau an toàn.
Các hội viên của Nông hội đưa cơ giới vào khâu làm đất để trồng rau.


Ông Phan Văn Phương-Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình-cho biết: Sau khi Nông hội sản xuất rau an toàn đi vào hoạt động thì các hội viên thực hiện sản xuất rau sạch theo đúng quy trình an toàn, được thị trường chấp nhận, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Thời gian tới, UBND xã sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất rau an toàn; tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm xây dựng thương hiệu rau an toàn theo chuẩn VietGAP, xây dựng theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về thực phẩm sạch.
 

Ông Đoàn Văn Kỳ, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa là một trong những hộ gia đình tham gia sản xuất rau an toàn. Ông đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động, máy bơm nước, máy móc phục vụ cho sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGAP.
Gia đình ông Đoàn Văn Kỳ là một trong những hộ tham gia sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động cho vườn rau của gia đình.
Ngoài ra, ông còn chăn nuôi 15 con bò tạo nguồn phân bón sạch nhằm tăng năng suất, chất lượng rau xanh. Ông cho biết: ông có 1ha trồng rau màu các loại, bình quân mỗi năm cho thu nhập 180-200 triệu/1ha, tùy từng thời điểm rau được giá.
Ngoài ra, ông còn chăn nuôi 15 con bò để tạo nguồn phân bón sạch nhằm tăng năng suất, chất lượng rau xanh. Ông cho biết: "Gia đình tôi có 1 ha trồng rau màu các loại, bình quân mỗi năm cho thu nhập 180-200 triệu đồng".
Các thành viên Nông hội rau an toàn trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc rau trên đất đồi.
Các hội viên Nông hội trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc rau trên đất đồi.
Anh Trần Công Thiện cho biết, Hiện, gia đình tôi có 5 sào trồng các loại rau theo mùa vụ như: bắp xú, cà chua, mướp đắng, su hào…Trung bình mỗi tháng, gia đình tôi cung ứng ra thị trường khoảng 1,5 tấn rau các loại, thu lãi trên 10 triệu đồng. Tôi hy vọng trong thời gian tới, sản phẩm do mình trồng sẽ có thương hiệu trên thị trường để mọi người biết đến, từ đó mở rộng diện tích trồng...
Anh Trần Công Thiện (bìa trái) cho biết: Gia đình tôi có 5 sào trồng các loại rau theo mùa vụ như: bắp sú, cà chua, khổ qua, su hào…Trung bình mỗi tháng, gia đình tôi cung ứng ra thị trường khoảng 1,5 tấn rau các loại, thu lãi trên 10 triệu đồng. Tôi hy vọng trong thời gian tới, sản phẩm do mình trồng sẽ có thương hiệu trên thị trường để mọi người biết đến, từ đó mở rộng diện tích trồng.
Các hội viên sản xuất rau an toàn sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước để giảm chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả cao cho rau màu.
Các hội viên sản xuất rau an toàn sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước để giảm chi phí nhân công, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, nông hội sản xuất rau an toàn với 10 thành viên. Theo Anh Trần Văn Nhàn, chủ nhiệm nông hội đánh giá, khi tham gia mô hình, sau khi trừ chi phí đầu tư, bình quân mỗi hộ gia đình thu về từ 120-150 triệu đồng/ha/năm.
Anh Trần Văn Nhàn (bìa trái)-Chủ nhiệm Nông hội sản xuất rau an toàn xã Tân Bình-cho biết, từ khi tham gia sản xuất rau an toàn, sau khi trừ chi phí đầu tư, bình quân mỗi hộ gia đình thu về 120-150 triệu đồng/ha/năm.
Anh Nhàn cho biết trong thời gian tới, Nông hội tiếp tục vận động các hộ thành viên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước phù hợp với tình hình thời tiết khô hạn. Các hộ thành viên tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Anh Nhàn cho biết thêm, trong thời gian tới, Nông hội tiếp tục vận động các hội viên sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước phù hợp với tình hình thời tiết khô hạn. Bên cạnh đó, vận động các hội viên tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường.

ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...