Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có trái tim nằm bên phải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cô gái 20 tuổi nhập viện với các triệu chứng của đau ruột thừa, được các bác sĩ phát hiện bị đảo ngược phủ tạng hiếm gặp, có trái tim nằm bên phải.

Ngày 28-5, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 20 tuổi bị viêm phúc mạc ruột thừa. Đáng lưu ý, đây là trường hợp hiếm gặp do bệnh nhân dạ dày và trái tim nằm bên phải, gan và ruột thừa nằm bên trái, phủ tạng đảo ngược hoàn toàn so với bình thường.

Theo khai thác tiền sử bệnh án, cách đây vài ngày, bệnh nhân xuất hiện các cơn đau bụng nhưng không đi khám. Tình trạng đau ngày càng tăng ở vùng hố chậu trái, nôn, đau vùng thượng vị sau đó lan xuống hạ vị kèm sốt, sau đó mới được đưa đến bệnh viện.

Cô gái 20 tuổi bị đảo ngược phủ tạng hiếm gặp, có trái tim nằm bên phải. Ảnh: BVCC

Cô gái 20 tuổi bị đảo ngược phủ tạng hiếm gặp, có trái tim nằm bên phải. Ảnh: BVCC

Bác sĩ Phùng Văn Quyên - khoa Phẫu thuật tiêu hóa của bệnh viện, cho biết bệnh nhân nhập viện với các dấu hiệu rõ rệt của đau ruột thừa. Tuy nhiên, với người bình thường, khi đau ruột thừa sẽ đau ở hố chậu phải, còn ở bệnh nhân này lại đau bên hố chậu trái, rất dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh.

Qua kết quả thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm phúc mạc khu trú do ruột thừa mủ trên nền bị đảo ngược phủ tạng hiếm gặp.

Các bác sĩ quyết định nội soi cắt ruột thừa cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng 60 phút.

Các bác sĩ khuyến cáo, viêm ruột thừa là tình trạng cấp cứu và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đối với những người bị đảo ngược phủ tạng, việc chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa càng trở nên phức tạp. Do đó, khi có dấu hiệu của viêm ruột thừa, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Hiện tượng đảo ngược phủ tạng là tình trạng các cơ quan mô, nội tạng trong ngực, bụng đảo ngược phản chiếu theo mặt phẳng đứng dọc so với vị trí bình thường, người bệnh có thể có trái tim nằm bên phải. Tình trạng đảo ngược phủ tạng có thể hoàn toàn hoặc chỉ một vài cơ quan đơn thuần.

Đây là một dị tật hiếm gặp, với tỉ lệ khoảng 0,001% - 0,01%, Trong đó, 5-10% có dị tật tim bẩm sinh kèm theo, khoảng 4% trong số các ca đảo ngược phủ tạng có thể mắc viêm ruột thừa, còn lại có cuộc sống hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).