Hậu quả kép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã ký quyết định về việc chấm dứt hiệu lực và thu hồi quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đăk Pring 2 (tại thôn A Bát, xã Chà Val, H.Nam Giang).

Dự án Nhà máy thủy điện Đăk Pring 2 do Công ty CP đầu tư Phúc Thành Vinh đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư số 2384/QĐ-UBND ngày 30.6.2017, có công suất 8 MW, tổng diện tích sử dụng đất hơn 45 ha. Chính Công ty CP đầu tư Phúc Thành Vinh xin tự chấm dứt hoạt động dự án do không thể đầu tư xây dựng lưới điện dùng chung để đấu nối phát điện theo quy hoạch của Bộ Công thương. Đây là trường hợp rất điển hình minh chứng cho tính hiệu quả của dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng và dải đất miền Trung nói chung.

 

Một thủy điện nhỏ ở H.Tây Giang, Quảng Nam xây dựng 13 năm nhưng đến nay còn… dang dở. Ảnh: Mạnh Cường
Một thủy điện nhỏ ở H.Tây Giang, Quảng Nam xây dựng 13 năm nhưng đến nay còn… dang dở. Ảnh: Mạnh Cường


Ở miền Trung, trong mùa mưa bão, cụm từ hay thấy nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng kèm theo những diễn biến, hậu quả khắc nghiệt là “thủy điện xả lũ”. Nhiều nơi đã phải chịu hậu quả “kép” khi vừa phải chống chọi với mưa, lụt, vừa phải gánh hậu quả do thủy điện xả lũ (dù có là xả lũ đúng quy trình). Tôi còn nhớ, đầu tháng 11.2020, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 cũng điều tiết xả lũ “đúng quy trình” nhưng cái “đúng quy trình” để cắt lũ cho hạ du đó lại khiến gần 900 hộ dân ở H.Nam Giang (Quảng Nam) bị cuối trôi nhà cửa, tài sản, thiệt hại khoảng 6,7 tỉ đồng.

Không đồng ý với những ý kiến “đúng quy trình” mà đại diện công ty thủy điện đưa ra, vào thời điểm đó, ông A Viết Sơn, Phó chủ tịch UBND H.Nam Giang (nay chủ tịch huyện) đã hỏi thẳng: “Quy trình xả lũ đúng, vậy huyện và bà con ở đây sai hết hay sao? Xả lũ đúng quy trình mà dân thiệt hại nặng thế này thì ăn nói làm sao?... Hãy lo cho dân trước đã!”.

Việc tỉnh Quảng Nam thu hồi quyết định chủ trương đầu tư dự án
Nhà máy thủy điện Đăk Pring 2 là bài học nhắc nhở các cơ quan chức năng phải suy xét thật kỹ lưỡng về hiệu quả cũng như tác động môi trường khi chấp nhận dự án đầu tư dự án thủy điện trên địa bàn, tránh để dân phải chịu những hệ lụy khôn lường.

Theo MẠNH CƯỜNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.