Hai học giả Việt Nam được trao tặng Huân chương Hiệp sỹ của Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ và phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Văn Minh, giảng viên cao cấp của Đại học Quốc gia Hà Nội đã được nhận Huân chương Hiệp sỹ của Pháp.

 

 Ngài Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp tại Việt Nam trao tặng Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật cho ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (thứ 2 từ trái sang) và Huân chương Hiệp sỹ Cành cọ Hàn Lâm cho phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Văn Minh, Giảng viên Cao cấp, trường Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Ngài Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp tại Việt Nam trao tặng Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật cho ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (thứ 2 từ trái sang) và Huân chương Hiệp sỹ Cành cọ Hàn Lâm cho phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Văn Minh, Giảng viên Cao cấp, trường Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)



Ngày 23/10, trong khuôn khỗ Diễn đàn quốc tế "Franconomics" được tổ chức tại Trung tâm văn hóa L’Espace (Hà Nội), ngài Nicolas Warnery, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, đã trao tặng Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật cho ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, và Huân chương Hiệp sỹ Cành cọ Hàn Lâm cho phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Văn Minh, Giảng viên Cao cấp (Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật là một trong bốn huân chương cấp bộ của Pháp, bắt đầu được trao tặng từ năm 1957 cho các cá nhân có thành tích nổi bật hoặc có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật tại Pháp và trên thế giới.

Là cựu sỹ quan hải quân, tốt nghiệp Trường Đại học hàng hải Baku tại Liên Xô cũ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Sư phạm Fontenay-St Cloud (Cao học) và Đại học bang Illinois (Tiến sĩ), ông Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn 20 cuốn sách, trong đó có 4 cuốn truyện ngắn, 2 tập thơ, 5 tập tiểu luận và nhiều công trình dịch thuật từ tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh.


 

Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)



Ông giành được nhiều giải thưởng, được đề cử giải thưởng PEN cho hạng mục Thơ dịch với tập thơ "Black Star."

Một số tập thơ, truyện và tiểu luận của ông được xuất bản tại Pháp.

Từ năm 2016, Ngô Tự Lập lãnh đạo Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), tổ chức được hình thành trên cơ sở sáp nhập Viện Tin học Pháp ngữ (thành lập năm 1993) và Trung tâm đại học Pháp tại Hà Nội (thành lập năm 2006).

Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện Quốc tế Pháp ngữ đã có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu đại học đa ngành, có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức đại học Pháp, có trình độ quốc tế hóa cao nhất Việt Nam, với học viên đến từ hơn hai chục quốc gia, nơi văn hóa và công nghệ kết hợp hài hòa, nơi văn hóa Pháp và tiếng Pháp ngày càng có sự ảnh hưởng.

IFI đã trở thành một trung tâm Pháp ngữ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Ngô Tự Lập đã và đang tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị di sản chung của Việt Nam và Pháp, góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Nhằm ghi nhận sự đóng góp của ông đối với mối quan hệ hợp tác Việt-Pháp, Bộ Văn hóa Cộng hòa Pháp đã quyết định trao tặng ông Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật.

Cành cọ Hàn Lâm là Huân chương lâu đời nhất được chính thức công nhận trong nghị định ngày 19 tháng 3 năm 1808 về tổ chức Đại học Hoàng gia. Cấp bậc hiện tại được quy định trong sắc lệnh ngày 4 tháng 10 năm 1955.

Quyết định trao Huân chương được thực hiện theo nghị định của Thủ tướng, dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia.


 

Phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Văn Minh, Giảng viên cao cấp trường Đại học Giáo dục - Đạị học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Văn Minh, Giảng viên cao cấp trường Đại học Giáo dục - Đạị học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)



Phó giáo sư Trịnh Văn Minh từng tốt nghiệp trường Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (hệ Cử nhân), Đại học Aix- Marseille (hệ Cử nhân và Thạc sĩ khoa học ngôn ngữ) và Đại học Paris 3 (hệ Cao học và Tiến sỹ ngành Lý luận giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa).

Phó giáo sư Trịnh Văn Minh là thành viên của Hội đồng khoa học thuộc Tổ chức hợp tác đại học khối Pháp ngữ (AUF), Chủ tịch Ủy ban chuyên gia của AUF ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Chủ tịch Ủy ban chuyên gia quốc gia của chương trình dạy ngoại ngữ tiếng Pháp LV2, nguyên Trưởng Khoa Khoa học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.

Trong nhiều năm, từ 2003-2015, Phó Giáo sư Trịnh Văn Minh là giảng viên thỉnh giảng của trường Đại học Jean Moulin, Lyon 3, tại Viện Nghiên cứu Pháp ngữ và Toàn cầu hóa.

Là chuyên gia thường xuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam, Trung tâm Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CREFAP) của Tổ chức Quốc tế các nước nói tiếng Pháp (OIF), Tổ chức quốc tế Đại học Pháp ngữ (AUF) và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam mời làm việc, Phó giáo sư Trịnh Văn Minh đã xuất bản nhiều cuốn sách và bài báo về việc giảng dạy tiếng Pháp, đào tạo giảng viên tiếng Pháp tại Việt Nam và trên thế giới.

Ông Trịnh Văn Minh đã và đang tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị di sản chung của Việt Nam và Pháp, góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Nhằm ghi nhận sự đóng góp của ông đối với mối quan hệ hợp tác Việt-Pháp, Thủ tướng nước Cộng hòa Pháp đã quyết định trao tặng ông Huân chương Hiệp sỹ Cành cọ Hàn Lâm.

Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.