Hài cốt người phụ nữ còn nguyên tóc, móng tay sau 900 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ nhân của ngôi mộ thời Tống được chôn với nhiều đồ trang sức tinh xảo như trâm vàng và bạc, vòng tay, mặt dây chuyền song long hí châu.

Hình vẽ trên quan tài của người phụ nữ. Ảnh: Live Science.
Hình vẽ trên quan tài của người phụ nữ. Ảnh: Live Science.


Bộ xương được bảo quản tốt của người phụ nữ có biệt danh "Đại phu nhân" được tìm thấy trong một quan tài hai lớp chứa đầy nước bên trong ngôi mộ ở làng Thiết Quải, Trung Quốc, Live Science hôm 14/10 đưa tin. Cỗ quan tài có niên đại 900 năm.

Nhóm khảo cổ phát hiện hài cốt được chôn cùng nhiều đồ mai táng, bao gồm nhà mô hình có đồ đạc nhỏ xíu bên trong giống như nhà búp bê và mặt dây chuyền bằng bạc khắc hình song long hí châu. Dòng chữ ở trên nắp quan tài bên trong cho biết chủ nhân ngôi mộ là một "Đại phu nhân" sống ở châu An Khang. Dù tên thật của người phụ nữ rất khó xác định qua dòng chữ, các nhà khảo cổ cho rằng đó có thể là Née Jian.


 

Tượng nhạc công chơi nhạc cụ tìm thấy trong mộ. Ảnh: Live Science.
Tượng nhạc công chơi nhạc cụ tìm thấy trong mộ. Ảnh: Live Science.



Bộ xương của Đại phu nhân được bảo quản khá hoàn chỉnh với tóc và móng tay, theo báo cáo đăng trên tạp chí Di sản văn hóa Trung Quốc. Bà vẫn đeo trâm cài bằng vàng và bạc trên đầu, vòng tay và một chuỗi bao gồm 83 đồng xu bằng đồng ở bụng. Bên dưới bàn tay phải của người phụ nữ có dấu vết của hai chiếc bánh tro và chân đi giày thêu.

Ở quan tài bên trong có nhiều tranh vẽ một người phụ nữ, nhiều khả năng là Đại phu nhân. Mỗi bức tranh chân dung mô tả bà mặc trang phục và đồ trang sức khác nhau. Gợi ý giúp nhóm nghiên cứu xác định thời gian Đại phu nhân sinh sống đến từ 200 đồng xu bằng đồng ở đáy quan tài. Những đồng xu này được đúc trong khoảng năm 713 - 1100. Người phụ nữ chắc chắn qua đời trước năm 1100, có nghĩa bà sống dưới thời Tống, thời kỳ cực thịnh của văn hóa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.


 

Mô hình nhà có nhiều vật dụng giống nhà búp bê. Ảnh: Live Science.
Mô hình nhà có nhiều vật dụng giống nhà búp bê. Ảnh: Live Science.



Các đồ tạo tác đáng chú ý khác trong mộ Đại phu nhân bao gồm 10 tượng nữ giới đeo mặt nạ và chơi nhạc cụ. Ngôi mộ được khai quật từ tháng 6 đến tháng 9/2014. Đoàn khai quật gồm các nhà khảo cổ đến từ Cơ quan di sản văn hóa Nam Lăng cùng Viện Di sản văn hóa và Khảo cổ tỉnh An Huy.


An Khang (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null