Hài cốt 9.000 năm tiết lộ "lời nguyền" thành phố cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
742 bộ hài cốt 9.000 năm tuổi ở Çatalhöyük - Thổ Nhĩ Kỹ cho thấy không chỉ người hiện đại phải chịu sự nghẹt thở của đô thị. Thời đồ đá, một thành phố đã phủ "lời nguyền" bi thảm lên cư dân của nó.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư nhân chủng học Clark Spencer Larsen (Đại học Bang Ohio, Mỹ) đã vén lên bức màn bí ẩn về một đô thị cổ mang tên Çatalhöyük ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây từng là một khu định cư nhộn nhịp từ năm 7100 trước Công Nguyên và là thành phố đầu tiên của loài người được biết đến.
Một nhà khảo cổ đang khai quật một mộ phần thuộc thành phố cổ - ảnh: Scott Haddow
Một nhà khảo cổ đang khai quật một mộ phần thuộc thành phố cổ - ảnh: Scott Haddow
Tuy nhiên, một bi kịch lớn đã bao trùm thành phố, xóa sổ nó sau khoảng 1.000 năm tồn tại. Tất cả bằng chứng về "lời nguyền" lên thành phố cổ được hé lộ qua 742 bộ hài cốt của cư dân ở đây, được chôn cất trong nhiều thời kỳ.
Một bộ hài cốt mang những dấu vết bi kịch - ảnh: Jason Quinlan
Một bộ hài cốt mang những dấu vết bi kịch - ảnh: Jason Quinlan
Những dấu tích bi thảm nhất được phát hiện trong 95 bộ xương thuộc về những năm Çatalhöyük bước vào thời hoàng kim. Lúc đó, cư dân tập trung ở đây đông đúc đến nỗi nhà phải xây thật sát nhau, chằng chịt đến mức không thể trổ cửa bình thường. Người dân phải trèo lên một cái thang bắc lên mái rồi mới có thể trượt vào nhà. Ước tính có 8.000 người chen chúc trong thành phố nhỏ bé này.
Có tới 25% trong số 95 bộ xương đó có vết nứt toác ở hộp sọ, cho thấy họ đã bị giết vì một cú đập rất mạnh – có thể là những viên đất sét to.
Hộp sọ một hài cốt bị nứt toác - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Hộp sọ một hài cốt bị nứt toác - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Những căn nhà san sát đang được các nhà khảo cổ nghiên cứu - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Những căn nhà san sát đang được các nhà khảo cổ nghiên cứu - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Chưa kể, 33% trên tổng số 742 bộ hài cốt có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. 13% răng phụ nữ và 10% rằng nam giới bị hư hỏng, cho thấy họ đã ăn mất cân đối, quá nhiều ngũ cốc so với các nhóm thực phẩm khác. Điều kiện vệ sinh cực kỳ kém, các bức tường và sàn nhà có dư lượng phân người và động vật rất cao. 
Cuộc sống chật chội, đông đúc, nhà cửa quá sát nhau khiến dịch bệnh lây lan. Đây cũng là yếu tố lớn biến Çatalhöyük dần thành một thành phố chết.
 Đồ gốm thu thập được trong thành phố cổ - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Đồ gốm thu thập được trong thành phố cổ - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Kiểm tra xương chân cho thấy những người thuộc về thời kỳ sau của thành phố càng phải đi bộ nhiều hơn, việc tìm kiếm cái ăn ngày một khó khăn.
Tất cả các điều kiện tồi tệ như sự đông đúc, thiếu thốn lương thực, dịch bệnh... đã dẫn đến tình trạng bạo lực trong thành phố. Điều này giải thích cho những bộ hài cốt bị vỡ sọ nêu trên: họ đã giết nhau vì stress, tức giận, vì sinh tồn. Những bi kịch này cứ nối tiếp nhau và ngày một lan rộng như một lời nguyền, cho đến khi đô thị phồn vinh hoàn toàn sụp đổ.
"Çatalhöyük là một trong những cộng đồng đô thị đầu tiên trên thế giới và cư dân đã trải nghiệm những gì xảy ra như khi bạn đưa nhiều người đến một khu vực nhỏ trong thời gian dài. Nó tạo tiền đề cho những điều chúng ta đối mặt hiện nay và cho thấy những thách thức loài người luôn gặp phải trong đời sống đô thị" – giáo sư Larsen nói.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science.
A. Thư (Theo Live Science, Daily Mail, nld)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.