HAGL Agrico (HNG) giải trình về việc bị kiểm toán ngoại trừ ý kiến có thể lỗ thêm 192 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã chứng khoán HNG - sàn HOSE) vừa có giải trình khoản lỗ, biến động kết quả kinh doanh và về ý kiến ngoại trừ của kiếm toán trên báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2019 đã được soát xét.
Theo đó, về nguyên nhân lỗ trước thuế của nhóm Công ty là 738,55 tỷ đồng bao gồm 598,67 tỷ đồng lỗ kinh doanh và 138,88 tỷ đồng lỗ khác, chủ yếu do trong kỳ doanh thu bán hàng giảm, chi phí lãi vay vẫn còn cao.
Giải trình về biến động lợi nhuận sau thuế theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất bán niên 2019 lỗ gần 752 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 53,43 tỷ đồng, Công ty cho biết, chủ yếu do doanh thu giảm gần 1.071 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm hơn 636 tỷ đồng.
Nguyên nhân sâu xa là do trong kỳ nhóm Công ty chủ động chuyển từ trồng các loại cây ngắn ngày sang trồng các loại cây dài ngày và điều tiết mùa vu nên doanh thu từ bán bớt, chanh dây và doanh thu từ trái cây của nhóm Công ty giảm.
Bên cạnh đó, doanh thu tài chính giảm hơn 127 tỷ đồng do trong 6 tháng năm 2018, nhóm Công ty có khoản lãi từ thanh lý khoản đầu tư CTCP Chăn nuôi Gia Lai, trong khi khoản lãi này không phát sinh trong cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, trong BCTC soát xét bán niên 2019, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến việc ghi nhận một khoản thu nhập khác từ việc hoàn nhập chi phí dự phòng liên quan đến thuế TNDN được trích lập vào BCTC tổng hợp của các năm trước lũy kế đến ngày 31/12/2018 với tổng số tiền hơn 192 tỷ đồng.
Về vấn đề này, HAGL Agrico cho biết, liên quan đến Nghị định 20/2017/NĐ-CP (NĐ20), quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, được ban hành ngày 24/2/2017 và có hiệu lực vào ngày 1/5/2017.
Đồng thời, trong kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2019, Ban giám đốc nhóm Công ty cũng quyết định không ghi nhận thêm chi phí dự phòng liên quan đến chi phí thuế ước tính với số tiền 59,83 tỷ đồng nếu áp dụng theo NĐ20.
Theo đánh giá của Ban Giám đốc nhóm Công ty, quy định tại Khoản 3, Điều 8, NĐ20 còn nhiều điểm bất hợp lý, có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn và chưa đúng bản chất của Nghị định là chống chuyển giá. Ban Giám đốc vẫn đang trao đổi và kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ xem xét điều chỉnh hay thay đổi NĐ20.
Tại ngày lập BCTC tổng hợp soát xét bán niên 2019, NĐ20 vẫn chưa được sửa đổi hoặc thay thế và Ban Giám đốc Công ty cũng như HAGL (công ty mẹ) vẫn đang tiếp tục làm việc với Cơ quan chức năng Nhà nước về vấn đề này.
Tuy nhiên, dựa vào các thông tin hiện có về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo chỉ thị số 0/CT-TTg về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019, trong đó giao Bộ Tài chính rà soát, đánh giá sự phù hợp của quy định và hạn mức lãi vay được khấu trừ với Luật Thuế TNDN, thông lệ quốc tế, thực tế công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN trong nước, mô hình hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp của Việt Nam; đề xuất nội dung và thời điểm sửa đổi, bổ sung NĐ20 cũng như các giải pháp để quản lý thuế hiệu quả đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Nhóm Công ty cũng bày tỏ tin tưởng NĐ20 sẽ được sửa đổi trong thời gian sớm nhất.
Với vấn đề cần nhấn mạnh, trong BCTC soát xét bán niên 2019, kiểm toán viên có nhấn mạnh đến việc Công ty đã vi phạm một số điều khoản trong hợp đồng vay và trái phiếu, HAGL Agrico đã giải trình,g tại thời điểm lập báo cáo, Công ty vẫn đang tiến hành làm việc với ngân hàng về việc điều chỉnh các điều khoản bị vi phạm của các hợp đồng vay. 
Đồng thời, dựa vào nguồn tiền từ việc chuyển nhượng phần vốn góp vào các công ty con, nhóm Công ty sẽ chủ động trả bớt nợ vay và phân bổ lại tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HNG đã có những phiên nhích nhẹ trong tuần cuối tháng 8. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, cổ phiếu này đã giảm 4,53% từ mức giá 5.080 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 31/7) xuống 4.850 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 30/8).
T.T (ĐTCK)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm