Hacker dễ dàng điều hướng máy bay hạ cánh với công cụ chỉ 600 USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Theo một nghiên cứu mới, với khoảng 600 USD và một vài công cụ, hacker có thể giả mạo các tín hiệu vô tuyến được máy bay thương mại sử dụng để điều hướng và hạ cánh.

Trong một viết và buổi mô phỏng của các nhà nghiên cứu tại Đại học Northeastern (Boston - Anh) một phần mềm vô tuyến định vị - loại sóng vô tuyến không chính thống có sử dụng phần mềm thay vì phần cứng cho nhiều thành phần - đánh lừa được máy bay giả lập đi sai lộ trình.

Thông qua một quá trình được gọi là 'giả mạo', các nhà nghiên cứu có thể đánh lừa hệ thống báo chệch quỹ đạo của một máy bay bằng tín hệu cho rằng thiết bị bay này đang lệch tâm. Điều này dẫn tới việc máy bay bị lệch trục hoặc sai quỹ đạo và hạ cánh gần đường băng.

 

 Theo một nghiên cứu mới, với khoảng 600 USD và một vài công cụ, hacker có thể giả mạo các tín hiệu vô tuyến được máy bay thương mại sử dụng để điều hướng và hạ cánh.
Theo một nghiên cứu mới, với khoảng 600 USD và một vài công cụ, hacker có thể giả mạo các tín hiệu vô tuyến được máy bay thương mại sử dụng để điều hướng và hạ cánh.



Theo nghiên cứu mới nhất, với chỉ khoảng 600 USD và một vài công cụ, hacker có thể giả mạo các tín hiệu vô tuyến được máy bay thương mại sử dụng để điều hướng và hạ cánh chúng. Trong một cuộc nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã có thể mô phỏng cuộc tấn công nhắm vào các tín hiệu vô tuyến được hầu như tất cả các máy bay sử dụng.

Theo bản báo cáo đầu tiên của Ars Technica, các tín hiệu vô tuyến được giả mạo bằng thiết bị của họ cũng giống như những tín hiệu được sử dụng trên hầu hết các máy bay suốt 50 năm trở lại đây và cả những tín hiệu trên máy bay phản lực thương mại cỡ lớn.

Họ cho rằng nguyên nhân do tuổi thọ công nghệ mà các tín hiệu được dùng trong Hệ thống Thiết bị Hạ cánh (Instrument Landing Systems – ILS) chưa được mã hóa và xác thực như những dữ liệu chuyển giao kỹ thuật số khác.

Trong khi các công cụ được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu trong cuộc phỏng dựng không nhất thiết phải là mới, Ars Technica ghi nhận rằng chi phí cho các thiết bị này đã giảm, làm cho các kiểu tấn công  này khả thi hơn với hacker hơn bao giờ hết.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một cuộc tấn công theo như phương pháp của họ là điều có thể. Nhưng trong nhiều trường hợp, máy bay chệch quỹ đạo có thể nhanh chóng được khắc phục bởi các phi công lành nghề, những người có thể nhận ra vị trí của họ trong điều kiện rõ ràng để điều chỉnh hoặc bay trì hoãn trên trời.

Phục vụ cuộc tấn công, hacker cũng có thể cần một ăng-ten định hướng để gia tăng tín hiệu, giúp hacker có thể "cài công cụ" cần thiết vào một máy bay dễ dàng hơn.

Đối với một cuộc tấn công mặt đất, kẻ tấn công vẫn phải ở gần đường băng – và tất nhiên, với một số thiết bị cần thiết, khiến xác suất họ bị phát hiện cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, ngay cả với một số dự tính gần chính xác, các yếu tố khác bao gồm những thời tiết giảm khả năng bay như sương mù hoặc mưa, vẫn có cơ hội để hack thành công tín hiệu này.

Sử dụng một thiết bị ở mức tương đối rẻ và có sẵn của các nhà nghiên cứu làm gián đoạn thiết bị mô phỏng máy bay, gây ra hạ cánh chệch đường băng.

Nhiều lần phi công dựa vào tín hiệu vô tuyến truyền đến trạm mặt đất và cho hạ cánh trước khi nhìn thấy được đường băng, đến độ cao khoảng 50 feet (trên 15m) xuống mặt đất rồi quyết định thực hiện bay trì hoãn.

Ngoài ra, còn có vài tiền lệ về nguy cơ tê liệt của Hệ thống Thiết bị Hạ cánh - trong một trường hợp gần đây, các vấn đề với tín hiệu đã dẫn đến những kết quả mâu thuẫn.

Theo ghi nhận của Ars Technica, sự can thiệp với một thiết bị dò máy bay trong năm 2011 cho thấy trong một chuyến bay của Singapore Airlines rời một đường băng ở Đức và phải hạ cánh trên cỏ. May mắn thay, không có ai bị thương.

Để giúp giảm thiểu khả năng đó, các nhà nghiên cứu cho rằng máy bay nên sử dụng các hệ thống GPS được mã hóa như ở quân đội Mỹ sử dụng với một mức độ an ninh cao hơn - đó là những tín hiệu không bị giả mạo.

Thanh Liêm (theo Daily Mail/nld)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.