Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Hưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tốt nghiệp thủ khoa Đại học Sư phạm Quy Nhơn, ngay ngày đầu tiên nhận lớp, Nguyễn Ngọc Hưng phát bệnh. Và rồi, anh liệt giường từ bấy tới nay, đã 40 năm. Nhưng thật may mắn, anh có 2 thứ để tiếp tục song hành cùng cuộc đời, đó là tình bạn và thơ. Vợ chồng một người bạn đã nuôi anh, chăm anh thay mẹ từ ngày anh bị bệnh, từ ăn uống thuốc men tắm rửa tới vệ sinh hàng ngày. Với thơ, anh đắm đuối cùng thơ, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã in hàng chục tập.

Có lần viết về anh, tôi gọi anh là “Nhà thơ đi thực tế bằng thơ”. Nằm một chỗ, chân tay cứng đơ như que củi, anh đọc thơ như một cách đi thực tế để làm thơ. Và thơ tình anh viết như thế này: “Nắng tắt chân trời gió trốn vào cây/Hồn nhiên lá vẫn chơi trò cút bắt/Em tinh nghịch ẩn mình sau khúc ngoặt/Để tặng cho tôi một cái... giật mình?!”.

Còn đây là thơ thế sự: “Đứng một chỗ là cây/Quay muôn đời ấy đất/Đứng trên đất con người lại thấy đất đứng im”. Còn đây là những dòng thơ xa xót về mẹ, người mẹ mà anh chưa kịp, không thể phụng dưỡng, đã bỏ anh mà đi giữa bao dằn vặt đau đớn lo đứa con bệnh tật của mình sẽ sống thế nào: “Bôn ba hàng xứ kiếm tiền/Tưởng đâu phụng dưỡng mẹ hiền tốt hơn/Ai ngờ nghiệt ngã đường trơn/Con về giẫm trượt cô đơn... tháng mười!”.

Cái quý nhất là thơ anh hết sức lạc quan, vượt lên hoàn cảnh, thơ trở thành cây gậy để anh sống có ích.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





THÁNG MƯỜI NHỚ MẸ


Nồi niêu rỗng dạ cơ hàn

Tơi bời mái dột ruột gan đánh bồng

Nghiêng mình che gió mùa đông

Mẹ lui hui nhóm lửa hồng luộc khoai.


Chiều mưa rả rích u hoài

Nhớ ngày xưa chẳng nguôi ngoai tấc lòng

Giọt ngoài buốt gọi giọt trong

Rưng rưng ký ức khơi dòng tái tê.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Nghẹn ngào thương mẹ nhớ quê

Những chiều đông lạnh tứ bề mưa giăng

Lửa rơm um khói nhọc nhằn

Có làm tan nỗi giá băng kiếp người?


Con giờ cơm trắng cá tươi

Càng thương xưa mẹ tháng mười nghẹn khoai

Buồn lây con gió lạc loài

Tiếng chim côi cút lăn ngoài mái hiên...


Bôn ba hàng xứ kiếm tiền

Tưởng đâu phụng dưỡng mẹ hiền tốt hơn

Ai ngờ nghiệt ngã đường trơn

Con về giẫm trượt cô đơn... tháng mười!





TÍCH LŨY


Nhặt một cái rác

Nói một lời hay

Không bỏ phí một miếng ăn

Tiết kiệm từng xu con

Tích tiểu thành đại

Không chỉ vật chất

Đó trước tiên là nhân cách.


Nhân cách có thể tạo nên thành công

Thành công có thể to có thể nhỏ

Chỉ người biết đem kết quả thành công

Bao gồm mọi vỉa tinh hoa, mọi tầng của cải

Thành tâm trả lại

Cho xã hội cộng đồng

Mới xứng gọi là nhân cách lớn.


Cho ít nhận nhiều

Lấc bấc lông bông

Tự biết mình còn khuya mới lớn

Từng chút một

Ngày mỗi ngày

Tôi tích lũy tôi!





NHÀ XƯA


Chiếc lá vàng vương trên nền gạch cũ

Then đã cài

Ổ đã khóa

Ngơ ngác người so vai

Ngôi nhà xưa cửa đóng tự bao giờ.

Minh họa: H.Trang

Minh họa: H.Trang

Rón từng bước chân mơ

Mùa qua để dấu buồn trên đất

Im ỉm cây

Im ỉm chiều

Xác nắng điềm nhiên tĩnh vật

Nỗi đau nào vuốt mặt vẫn chiêm bao.


Mắt hoa râm bụt đỏ bên rào

Đăm đắm năm chờ tháng đợi

Gót phiêu du qua vạn nẻo đời

Duy chỉ một miền không thể tới

Không thể tìm lại được

Ngày xưa...


Như người chạy trốn cơn mưa

Năm ngón tay che đầu

Năm ngón tay che ngực

Tôi hối hả quay về ký ức

Mơ vấp chiếc lá vàng

Thêm một lần thương nhớ bỏ đi hoang!

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null