Gương mặt thơ: Trương Nam Hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Quê cha Huế trộn với quê mẹ Bắc Ninh, sinh ở Hải Phòng và giờ sống ở TP. Hồ Chí Minh, thừa hưởng tinh hoa của nhiều vùng văn hóa nổi tiếng, Trương Nam Hương là nhà thơ nổi tiếng mấy thập niên qua.

Thơ ông được sinh viên, học sinh chép trong sổ tay, chép gửi tặng nhau thay cho lời tỏ tình. 28 tuổi, ông nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, một giải thưởng danh giá mà nhiều người cầm bút ao ước. Ông là nhà thơ trẻ nhất trong số các nhà văn từng nhận giải thưởng này.

Thơ ông không cầu kỳ, viết cứ như không nhưng hết sức đắm đuối, hết sức mê hoặc. Ông viết về quê nội như thế này: “Sông nằm cho Huế nghiêng xinh/Núi ngồi cho Huế quên mình rêu phong”. Còn đây là quê ngoại: “Mỗi đêm ngủ ta mơ thức dậy/Khẽ quờ tay chạm cát sông Hồng/Ai mới thả cánh bèo qua đấy/Có chở giùm Quan họ theo không?”. Và đây nữa: “Mây cứ trôi mây/Sông vồn vã chảy/Cơn mưa chiều ấy/Em về ướt không!”. Chỉ câu hỏi ấy thôi, không ướt cũng thành ướt, một sự ướt hết sức dịu dàng mà thăng hoa. Hình ảnh thơ ông cực đẹp, những liên tưởng sóng sánh chứa nhiều tầng văn hóa khiến thơ ông vừa long lanh tán sắc lại vừa đằm thắm dịu êm, tới bàng hoàng và tới cả lặng im: “Sông thon thắt cả mái chèo/Anh xanh với Huế suốt chiều ngó sen”.

Cái chiều ngó sen ấy, nó lay động ta trong một chiều rất Tịnh Tâm. Nó là một Trương Nam Hương không thể lẫn.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





BÓNG QUÊ



Sông đã trôi ngang mùa cũ

Cải hoe hoe vàng oải mắt chiều

Hoa xoan lạc nhớ chị thời thiếu nữ

Mẹ gọi chị giữa bời bời giông gió.



Tuổi thơ em dế nhũi cua còng

Môi chị kẹo vừng thơm ướt mùa đông

Dấu chân cha in hằn bãi sông Hồng

Gánh mưa nắng băng qua mùa giáp hạt.



Điếu thuốc lào rít cay khóe mắt

Năm tháng phong phanh nùi rơm nhọ bếp

Năm tháng tung tuây cái tôm cái tép

Tiếng chảo nồi va vập cũng nương nhau.



Bước chị chậm theo nắng dìu chạng vạng

Em ngồi khóc thuở ao đầm bè bạn

Tuổi thơ ơi gọi mãi không đầy

Mắt mẹ cha nhìn từ phía mưa bay.






NHỠ MÙA SEN



Chậm đò. Lỡ một mùa sen

Tiếng ve vừa lặn. Trăng lên Ngự Bình

Sông nằm cho Huế nghiêng xinh

Núi ngồi cho Huế quên mình rêu phong.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Tràng Tiền nương Huế mà cong

Nắng xoay viền nón cầu vồng qua mưa

Áo người hai vạt dạ thưa

Mắt nâng ngọn gió mát lùa ngang eo.



Sông thon thắt cả mái chèo

Anh xanh với Huế suốt chiều ngó sen.





LẶNG KHÚC



Vấp ngang thềm cửa

Một bông nắng buồn

Vùi xanh qua lá

Một làn gió suông.



Ới gọi người thương

Bóng mùa xa lắc

Quệt nhánh sông gầy

Ứa trôi ngang mắt.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Tình như hành khất

Nợ nhau kiếp này

Nợ đêm ngào ngọt

Nợ ngày đắng cay.



Ta nợ bóng cây

Một trưa nắng rát

Em nợ con đường

Dấu chân kẻ khác.



Mây cứ trôi mây

Sông vồn vã chảy

Cơn mưa chiều ấy

Em về ướt không!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.