Gương mặt thơ: Huy Trụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huy Trụ là nhà báo, nhà thơ chuyên nghiệp nhưng ông có tới 10 năm tham gia quân đội. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ông có hơn 10 đầu sách xuất bản.

Lục bát Huy Trụ nổi tiếng trên thi đàn, ông có nhiều giải thưởng ở các cuộc thi cho thể thơ dân tộc này. Dẫu thế, ông vẫn trăn trở và khiêm tốn: “Cho đời nhớ được một câu/Bạc đầu người viết, chắc đâu đã thành/Thơ như quả chín treo cành/Lại là lá đắng chữa lành vết đau”…

Lục bát thường gắn với quê, với làng, với những gì thuần Việt, nhưng với ông, làng còn là “Làng là lửa đốt giặc lui/Làng là nước cuộn, sóng trôi bọt bèo”… đầy âm hưởng thời cuộc. Tuy thế, thơ tự do của ông cũng đầy suy ngẫm: “Trước em/Bông hoa tàn đi một cánh/Trước em/Tia nắng lụi đi một đầu/Trước em/Thơ anh thừa ra một câu/Lấp mãi/Không đầy khoảng trống”.

Quê Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, suốt đời ông bám ở mảnh đất sinh ra mình và thành danh ở đây.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.






GỬI BẠN LÀM THƠ


Lâu rồi chẳng muốn làm thơ

Trước trang giấy cứ vẩn vơ… một mình

Câu thơ vốn rất đa tình

Lòng như suối cạn sao đành… với thơ.


Câu thơ như hững như hờ

Mà day dứt đến bơ phờ ruột gan

Thơ là rượu của thế gian

Phải đâu nước lã rót tràn mời nhau.


Cho đời nhớ được một câu

Bạc đầu người viết, chắc đâu đã thành

Thơ như quả chín treo cành

Lại là lá đắng chữa lành vết đau.


Ngỡ rồi quẳng bút từ lâu

Giữa lăn lóc, lại bắt đầu là… thơ






ĐỊNH NGHĨA LÀNG


Làng là bánh đúc, bánh đa

Là con đê cỏ vắt qua cánh đồng.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Làng là mỏm núi, mom sông

Là ông phỗng đá đứng trông cửa chùa.


Làng là một quả táo chua

Thương cho Thị Kính quét chùa, chịu oan…


Làng là Mầu Thị đa đoan

Đã yêu cởi yếm, chẳng toan tính nhiều.


Làng là võng lọng gấm thêu

Làng là chị Dậu, túp lều độ thân.


Làng là quan, làng là dân

Sang, hèn mấy cũng đơm phần nhụy hoa.


Chí Phèo tự rạch mặt ra

Thì còn Thị Nở để mà sánh đôi!


Làng là lửa đốt giặc lui

Làng là nước cuộn, sóng trôi bọt bèo…


Làng là cô Tấm đáng yêu

Làng là pho cổ tích nhiều chuyện hay…



XUÂN KHÚC THỊ MẦU


Xuân rồi đấy Thị Mầu ơi!

Yếm đào khoe cái đất trời non xanh

Đông giấu kín, hạ để dành

Thị Mầu mà vắng, chả thành hội xuân.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Lẳng lơ, ai cũng có phần

Tại người giả bộ, lối gần quành xa

Thị Mầu chẳng giống người ta

Đành mang lấy tiếng gọi là… lẳng lơ…


Đã sông thì có hai bờ

Đã Mầu thì thấy của chua phải thèm

Ối người ăn chả, ăn nem

Phận Mầu ăn quả táo mềm trời cho.


Chuyện ngày nay, chuyện ngày xưa

Thật như đếm, lại như đùa thế gian

Tình là muôn tiếng tơ đàn

Thị Mầu so khúc tình tang với đời.


Lại về xuân đấy Mầu ơi…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.