Gương mặt thơ: Hà Phạm Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tôi chơi với nhà thơ Hà Phạm Phú khá lâu rồi, và rất tự hào về điều ấy, vì ông là người đa tài và đa nghề. Từng học đại học kỹ thuật quân sự ở Trung Quốc nên ông trở thành dịch giả của nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, từng là Chủ tịch Hội đồng văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Rồi, ông từng là giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng), rồi Chánh Văn phòng Hội Nhà văn, Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam. Thời là Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam, ông làm những bộ phim “Ông cố vấn”, “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, “Hà Nội Hà Nội”... nổi tiếng, còn đóng một nhân vật trong phim nữa. Ông là nhà văn với nhiều đầu sách và là nhà thơ đích thực. Tóm lại là ở mảng nào ông cũng nhiều thành tựu.

Tôi với ông cùng mê lái ô tô, nhưng ông khác tôi là biết rất rõ tại sao xe chạy được, công dụng của từng bộ phận, còn tôi chỉ biết lái. Giờ trên 70 tuổi, ông vẫn vi vu lái xe trên đường và làm thơ với tình yêu ngùn ngụt của thuở đương trai. Ông liên tục đăng thơ trên Facebook cá nhân rồi các báo lại lấy về đăng. Thơ ông có những cái kết bất ngờ đến... bất ngờ: “Dốc lớn leo trời đã vượt hết/Ngoái nhìn khó nhọc mát mồ hôi/Ta trải đời ta, rồi ta biết/Khó nhất là khi vượt dốc người”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



BÀ NỘI


Tôi nhìn bà nội từ xa

Cách hai ngọn núi cách ba cánh đồng.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Bà nội trẻ đã vắng ông

Tảo tần gánh cả nhà chồng trên vai

Cha tôi út ít sắn khoai

Trại rừng lam lũ hôm mai sương dầm.


Tôi đi xuân hạ thu đông

Mòn vai áo lính khúc sông vơi đầy

Khi bà rong ruổi gió mây

Cánh đồng khô nước rừng cây trụi cành.


Tôi giờ đếm ngược mong manh

Dáng hình bà nội cao xanh đỉnh trời

Có nhiều bà nội yêu người

Có một bà nội yêu tôi mỗi ngày.




DỐC TRỜI


Ta đã leo qua những dốc dựng

Từ thời lính nhỏ tuổi đôi mươi

Những dốc chiến tranh mù khói súng

Những dốc hòa bình băng tuyết rơi.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Ta leo dốc dựng lên Lũng Cú

Thấy núi sông xanh dưới bóng cờ

Lên Thượng Phùng dốc họp chợ gió

Ngả Mù Căng Chải ruộng tả thơ.


Dốc đứng dốc dài, ừ đều dốc

Chồn chân lê bước cũng đến nơi

Ta chiếm lĩnh ta đầu non mọc

Một quả tinh khôi rạng rỡ soi.


Dốc lớn leo trời đã vượt hết

Ngoái nhìn khó nhọc mát mồ hôi

Ta trải đời ta, rồi ta biết

Khó nhất là khi vượt dốc người...



VIÊN ĐÁ MIỀN SƠN CƯỚC


Tôi đi hết con đèo sương mù

Mười hay mười hai cây số đâu có gì khác

Những vệt sơn phản quang bắt đèn vuông đất

Thắp lên vàng tín hiệu bình yên.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Tôi nhặt đại xù xì đá nhám một viên

Mang theo xe đi đến nơi chưa đến

Nơi chả có lời ai hò hẹn

Qua cây thông rồi lại thấy cây thông.


Sương loãng dần, trời đem ướt ra hong

Choáng lũng sâu đàn trâu đi lũ lượt

Mấy mái xám khói mơ hồ ký ức

Tiếng thác âm u xa thẳm rơi.


Viên đá nằm gốc cây mộc của tôi

Bỏ lại chỗ vô danh đỉnh đèo sương trắng

Và viên đá kiên gan trong im lặng

Ném tôi lên miền sơn cước mỗi ngày...

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...