Góc bếp một cụ bà lộ ra bức tranh thời trung cổ giá 24 triệu euro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh có tên Christ Mocked (Chúa Giêsu bị đóng đinh) do họa sĩ nổi tiếng thời tiền Phục hưng là Cimabue vẽ, được phát hiện cách đây một tháng trong góc bếp nhà một cụ bà.
 

Bức tranh có tên Christ Mocked, kích thước 20 x 26cm, vẽ trên gỗ cây dương với nền sơn vàng vừa được bán với giá 24 triệu euro cho một người mua ẩn danh - Ảnh: AFP
Bức tranh có tên Christ Mocked, kích thước 20 x 26cm, vẽ trên gỗ cây dương với nền sơn vàng vừa được bán với giá 24 triệu euro cho một người mua ẩn danh - Ảnh: AFP



Một bức tranh của họa sĩ người Ý Cimabue tình cờ được phát hiện trong góc bếp của một cụ bà người Pháp vừa được một người mua ẩn danh trả giá đến 24 triệu euro.

Bức tranh có tên Christ Mocked (Chúa Giêsu bị đóng đinh) do họa sĩ nổi tiếng thời tiền Phục hưng là Cimabue vẽ, được phát hiện cách đây một tháng trong góc bếp nhà một cụ bà sống ở miền bắc nước Pháp.

Theo BBC, ban đầu bức tranh được dự đoán sẽ mang về 6 triệu euro khi đấu giá. Tuy nhiên, trong buổi đấu giá ngày 27-10, người mua đã đưa ra mức giá vượt xa mức kỳ vọng đến 4 lần.

Nhà đấu giá Acteon cho biết: người mua tranh cũng đến từ miền bắc Pháp. Với cái giá lên đến 24 triệu euro, đây là một kỷ lục thế giới mới cho một bức tranh thời trung cổ từng được bán đấu giá.

Chuyên gia đấu giá Dominique Le Coent hào hứng trả lời Hãng tin Reuters: Khi một tác phẩm độc đáo của một họa sĩ hiếm như Cimabue xuất hiện trên thị trường, bạn phải sẵn sàng cho những điều bất ngờ.

Trong nhiều năm, bức tranh được treo ngay phía trên vị trí bếp lò trong nhà bếp của một cụ bà ở thành phố Compiègne. Nó tình cờ được một chuyên gia đấu giá phát hiện. Người này đã khuyên chủ nhà nên đưa nó đi giám định. Theo Reuters, người chủ hoàn toàn không biết về giá trị vượt thời gian của bức tranh và cho rằng đây chỉ là một bức vẽ về tôn giáo không có nhiều giá trị.

Khi sử dụng ánh sáng hồng ngoại kiểm tra bức tranh, các chuyên gia xác định có sự tương đồng của bức họa với các tác phẩm của họa sĩ người Ý Cimabue, còn có tên gọi khác là Cenni di Pepo. Ông sinh ra ở thành phố Florence, hoạt động vào cuối thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 14 - là một nhân vật chuyển tiếp giữa nghệ thuật cách điệu của thời trung cổ và các tác phẩm tự nhiên hơn của thời Phục hưng.

Bức vẽ có kích thước nhỏ: 20 x 26cm được cho là một phần của một tác phẩm lớn hơn gồm các cảnh khác nhau được chia trong nhiều khung tranh - có niên đại từ năm 1280, mô tả sự cảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh. Hai bức vẽ khác trong bộ tranh của họa sĩ Cimabue hiện được trưng bày tại phòng trưng bày Quốc gia London và Bộ sưu tập Frick ở New York.

Tác phẩm của Cimabue chịu ảnh hưởng lớn từ trường phái nghệ thuật Byzantine, tranh được vẽ trên gỗ cây dương với nền sơn vàng.

 

HỒNG VÂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.