Gò Đống Đa, Ngũ Hành Sơn trở thành di tích quốc gia đặc biệt

Theo Quyết định số 1820/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 9), năm 2018, Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) đã chính thức được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Cũng trong đợt này, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận di tích quốc gia đặc biệt đối với 10 di tích khác (trong đó có sáu di tích kiến trúc nghệ thuật, ba di tích lịch sử và một danh lam thắng cảnh).
  Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn năm 2018 tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: TTXVN)
Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn năm 2018 tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. (Ảnh: TTXVN)
Cụ thể, 10 di tích nói trên bao gồm:
1/ Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).
2/ Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Thái Lạc (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
3/ Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
4/ Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội).
5/ Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
6/ Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
7/ Di tích lịch sử Gò Đống Đa (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).
8/ Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).
9/ Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước). Bổ sung chín điểm di tích vào Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg (ngày 09/12/2013) của Thủ tướng Chính phủ.
10/ Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình (huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).
Theo quyết định trên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích (theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa).
Theo thống kê của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), qua chín đợt xếp hạng, hiện nay, cả nước đã có 106 di tích quốc gia đặc biệt.
Di tích quốc gia đặc biệt là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia.
An Ngọc (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh vừa phát động Tuần lễ áo dài (từ ngày 1 đến 8-3) với chủ đề “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”. Qua các năm hưởng ứng sự kiện do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, phụ nữ Gia Lai có cách làm riêng để vừa tôn vinh trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, vừa khẳng định giá trị văn hóa của vùng đất cao nguyên.
Trầm tích miếu cổ An Tân

Trầm tích miếu cổ An Tân

(GLO)- Miếu An Tân (tổ 2, phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) tọa lạc bên cạnh quốc lộ 19. Miếu là 1 trong 5 “vệ tinh” của đình An Khê xưa với kiến trúc cổ kính hiếm hoi còn sót lại ở Gia Lai.
Độc đáo nhà sàn ở Ia Yeng

Độc đáo nhà sàn ở Ia Yeng

(GLO)- Về xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), nhiều khách phương xa không khỏi bất ngờ, thích thú trước bản sắc văn hóa Jrai hiện hữu qua kiến trúc nhà sàn của hầu hết các hộ dân nơi đây.
Người thầy đặc biệt Ksor Hnao

Người thầy đặc biệt Ksor Hnao

(GLO)- Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (SN 1956, làng Kép, phường Đống Đa) được biết đến là người tạc tượng gỗ dân gian nổi tiếng ở phố núi Pleiku. Ông còn là một người thầy đặc biệt của nhiều thế hệ học trò, trong đó có cả người nước ngoài yêu văn hóa Tây Nguyên.
Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

(GLO)- Với mong muốn khơi gợi niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc trong các thế hệ học trò, nhiều thầy-cô giáo ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã dành tâm huyết gầy dựng phong trào múa xoang trong trường học. Sau 13 năm triển khai, phong trào đã nhận được sự đón nhận hào hứng của các em học sinh.

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, tượng đầu rồng thời Trần được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ tiêu biểu, là minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long.
Hé mở bí ẩn về phế tích Champa Gò Tháp

Hé mở bí ẩn về phế tích Champa Gò Tháp

(GLO)- Việc phát hiện và nghiên cứu những di tích văn hóa Champa là điểm nhấn quan trọng trong quá trình nhận diện lịch sử và văn hóa của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Phụ nữ Ia Rsươm bảo tồn nghề dệt truyền thống

Phụ nữ Ia Rsươm bảo tồn nghề dệt truyền thống

(GLO)- Với mong muốn bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm tại buôn Toát. Mô hình được Hội đồng Anh tài trợ kinh phí và mở ra cơ hội mới trong truyền dạy, quảng bá, nâng tầm nghề dệt truyền thống của đồng bào nơi đây.