Giữ chủ quyền trên cao nguyên đá-Kỳ 5: Giữ Lùng Vần Chải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nửa ngày chạy xe từ TP.Hà Giang, gần lên xã biên giới Thượng Phùng (H.Mèo Vạc), thế nào cũng thấy khoảng đất bên phải, dọc từ mốc 470 đến mốc 474. Đó là khu vực Lùng Vần Chải (xã Xín Cái, Mèo Vạc) - nơi đã thấm máu của hàng trăm bộ đội, nhân dân cùng gìn giữ, bảo vệ suốt những năm 90.
Trọng thương khi bảo vệ dân
Tháng 3.2022, tôi lên Lùng Vần Chải, tìm lại hồi ức giữ chủ quyền những năm 1992 - 2000. Hôm ở nhà trưởng thôn, một bà cụ cứ nắm tay, nói tiếng đồng bào. Nhờ dịch, mới biết: Đó là bà Chảo Chỉn Sửu, kể chuyện bị lính Trung Quốc hành hung năm 1994 và được “cán bộ Tuệ” cứu sống…
 
Bộ đội ĐBP Săm Pun (nay là ĐBP Xín Cái) và đoàn viên thanh niên H.Mèo Vạc (Hà Giang) trồng cây phủ xanh khu vực Lùng Vần Chải. Ảnh: Tư liệu
Bộ đội ĐBP Săm Pun (nay là ĐBP Xín Cái) và đoàn viên thanh niên H.Mèo Vạc (Hà Giang) trồng cây phủ xanh khu vực Lùng Vần Chải. Ảnh: Tư liệu
 
Cán bộ phòng Chính trị BĐBP Hà Giang tặng phần quà của bạn đọc Báo Thanh Niên tới cựu chiến binh La Văn Tuệ, nhân 75 năm ngày Thương binh - liệt sĩ. Ảnh: Mai Thanh Hải
Cán bộ phòng Chính trị BĐBP Hà Giang tặng phần quà của bạn đọc Báo Thanh Niên tới cựu chiến binh La Văn Tuệ, nhân 75 năm ngày Thương binh - liệt sĩ. Ảnh: Mai Thanh Hải
Trung tá La Văn Tuệ (62 tuổi, hiện đang sống ở TT.Vĩnh Tuy, H.Bắc Quang, Hà Giang) có 12 năm công tác ở Đồn biên phòng (ĐBP) Săm Pun, kể: Khu vực Lùng Vần Chải (xã Xín Cái, H.Mèo Vạc) là nơi định cư của đồng bào Dao. Năm 1976, phía Trung Quốc mở đường dân sinh qua nương của ta, thời điểm ấy 2 bên thân thuộc, nên bà con không phản ứng. Tháng 2.1979, người dân sơ tán về tuyến sau. Từ 1986, bà con trở lại xóm cũ ổn định sản xuất với 10 hộ (91 khẩu).
 
Cựu chiến binh Hoàng Văn Phát, nguyên chiến sĩ ĐBP Săm Pun kể lại chuyện bảo vệ chủ quyền với cháu nội. Ảnh: Mai Thanh Hải
Cựu chiến binh Hoàng Văn Phát, nguyên chiến sĩ ĐBP Săm Pun kể lại chuyện bảo vệ chủ quyền với cháu nội. Ảnh: Mai Thanh Hải
Năm 1992, phía Trung Quốc đơn phương tuyên bố “Lùng Vần Chải là của Trung Quốc” và liên tục cho dân binh (có binh lính vũ trang hỗ trợ), sang Lùng Vần Chải làm nương trồng ngô. Khi Bộ đội biên phòng (BĐBP) đồn Săm Pun và người dân đấu tranh, họ đe dọa: “Sẽ nổ súng nếu Việt Nam động đến người Trung Quốc”…
 
Trung tá Vũ Duy Quyết, đồn trưởng ĐBP Săm Pun và những người dân tiêu biểu trong công tác chống lấn chiếm tại Lùng Vần Chải, năm 1997. Ảnh: Tư liệu
Trung tá Vũ Duy Quyết, đồn trưởng ĐBP Săm Pun và những người dân tiêu biểu trong công tác chống lấn chiếm tại Lùng Vần Chải, năm 1997. Ảnh: Tư liệu
Từ giữa tháng 4.1992, H.Mèo Vạc huy động cán bộ, nhân dân các xã phía sau lên tăng cường cho Xín Cái. Thấy ta cương quyết, phía Trung Quốc cho binh lính cải trang, dùng gậy gộc, dao quắm, quyết liệt tấn công lực lượng ta.
“Bên họ cố ý khiêu khích ta nổ súng để lấy cớ, cho lực lượng vũ trang ém sẵn đằng sau, ào lên chiếm đóng dọc biên giới Xín Cái - Thượng Phùng. Không mắc mưu đối phương, chúng tôi đề nghị thành lập 2 tổ công tác biên phòng ở Lùng Vần Chải. Khi dân binh Trung Quốc đập phá tài sản, đánh dân ta, thì cương quyết chống trả. Nhiều lúc phải dùng đến gạch đá, vũ khí thô sơ, mới đuổi được chúng”, trung tá La Văn Tuệ kể vậy.
 
Chỉ huy ĐBP Săm Pun (bên phải) đấu tranh với lực lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc, trong cuộc hội đàm thường kỳ, tháng 12.1997. Ảnh: Tư liệu
Chỉ huy ĐBP Săm Pun (bên phải) đấu tranh với lực lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc, trong cuộc hội đàm thường kỳ, tháng 12.1997. Ảnh: Tư liệu
Cuối tháng 3.1994, mỗi ngày có khoảng 100 - 120 dân Trung Quốc mang trâu bò, công cụ sản xuất, sang Lùng Vần Chải làm nương, trồng ngô. Khi lực lượng ta ngăn chặn, phía Trung Quốc lao vào tấn công, khiến 28 bộ đội và người dân ta bị thương.
Sáng 25.3.1994, ta ngăn chặn hơn 100 dân Trung Quốc xâm canh Lùng Vần Chải.
Thấy ta quyết liệt, lính Trung Quốc nổ súng đe dọa và huy động thêm 200 quân nhân cải trang, ào lên tấn công lực lượng ta bằng đá xanh, gậy gộc và cướp trang bị, mũ quân phục của tổ công tác BĐBP Săm Pun.
“Chúng tôi kiên quyết đấu tranh, nhưng do lực lượng mỏng, bên Trung Quốc quá đông, tỷ lệ 1/10, nên họ thường xuyên áp đảo. Từ giữa năm 1994, phía Trung Quốc không chỉ xâm canh, đập phá đồ đạc mà còn đốt nhà và hành hung dân ta”, ông Tuệ nhớ: Sáng 12.7.1994, hàng trăm dân binh và quân nhân cải trang Trung Quốc ào vào đốt 10 ngôi nhà ở Lùng Vần Chải. Khi ta ngăn cản, chúng hung hãn tấn công làm 9 người bị thương nặng, trong đó anh Vàng Dấn Lùng bị gãy tay, bà Chảo Chỉn Sửu bị ném đá thương tích nặng vùng mặt… Khi đồng bào bị đánh, bộ đội ta lao vào che chắn bảo vệ và nhiều người đã bị thương nặng.
 
Lực lượng BĐBP và Công an H.Mèo Vạc làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, năm 2000. Ảnh: Tư liệu
Lực lượng BĐBP và Công an H.Mèo Vạc làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, năm 2000. Ảnh: Tư liệu
“Thấy chị Sửu bị ném đá, máu chảy đầy mặt, tôi chạy sang giơ lưng đỡ và bế chuyển chị ấy cho những người phía sau. Vừa cứu được chị Sửu thì nghe anh em hét: Bọn Trung Quốc định bắt Bí thư xã. Tôi nhặt 1 cây gậy, lao vào đánh bật 4 - 5 thằng đang xúm quanh ông Vàng A Lử, đẩy ông chạy ra phía sau. Hơn chục thằng dân binh lao vào đánh tôi bất tỉnh và khênh ra biên giới, đánh đập đến gần 4 giờ chiều”, ông Tuệ giơ bàn tay bị thương tích, kể: “Một thằng chém tôi bằng sống dao, tôi đỡ được. Nếu là lưỡi dao, chắc đứt cả bàn tay”.
 
BĐBP Hà Giang tặng mũ bảo hiểm cho đồng bào H.Mèo Vạc. Ảnh: Tư liệu
BĐBP Hà Giang tặng mũ bảo hiểm cho đồng bào H.Mèo Vạc. Ảnh: Tư liệu
Giải vây cho cán bộ tỉnh
Tôi về xã Thụy Phong (H.Thái Thụy, Thái Bình) tìm đại tá Vũ Duy Quyết, nguyên đồn trưởng ĐBP Săm Pun - người đã có 17 năm bảo vệ biên giới Mèo Vạc (Hà Giang), hỏi chuyện ông “”tả xung hữu đột” giữa vài chục lính Trung Quốc, giải vây cho đoàn công tác của Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang vào khảo sát khu vực Lùng Vần Chải.
Ông Quyết kể: Sau sự kiện đốt phá 10 ngôi nhà, hành hung đồng bào ta và đánh trọng thương trung úy La Văn Tuệ, từ giữa tháng 7.1994, phía Trung Quốc liên tục duy trì trên 100 binh lính, dân binh mai phục ở 2 đầu xóm Lùng Vần Chải, không cho ta ra vào.
 
Đại tá Vũ Duy Quyết (trái) hiện đang nghỉ hưu tại H.Thái Thụy, Thái Bình. Ảnh: Mai Thanh Hải
Đại tá Vũ Duy Quyết (trái) hiện đang nghỉ hưu tại H.Thái Thụy, Thái Bình. Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngày 22.7.1994, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang và lãnh đạo tỉnh, huyện vào khảo sát thực tế khu vực Lùng Vần Chải.
Khi đến đầu xóm, lực lượng Trung Quốc bao vây, tấn công, định bắt đoàn công tác. Bộ đội ĐBP Săm Pun do đồn phó - thiếu tá Vũ Duy Quyết chỉ huy, đã chống trả quyết liệt, bảo vệ an toàn cho các cán bộ.
“Chúng thấy tôi là chỉ huy nên tập trung hành hung. Khi tôi chặn hậu cho anh em rút, chúng ném đá cho bất tỉnh và dùng cuốc xẻng, xà beng định đánh chết. Lực lượng cứu viện đưa tôi về Bệnh viện H.Đồng Văn cấp cứu và sau đó phải đưa xuống Hà Nội điều trị vài tháng. Khi giám định sức khỏe, tỷ lệ thương tật là 30% và tôi được xếp thương binh hạng 4/4”, đại tá Vũ Duy Quyết trầm giọng kể vậy.
Đánh chết cũng không khai
Tháng 9.1993, anh Hoàng Văn Phát (dân tộc Tày, ở xã Xuân Giang, H.Quang Bình) 20 tuổi và nhập ngũ vào BĐBP Hà Giang. Đầu năm 1994, binh nhất Phát được bổ sung vào tổ chống lấn chiếm tại Lùng Vần Chải (xã Xín Cái, H.Mèo Vạc).
“Ban đầu ra thực địa, thấy bọn Trung Quốc sang chiếm đất, đánh dân và đốt nhà, tôi định nổ súng, may mà chỉ huy ngăn lại”, anh Phát kể vậy.
 
Vết thương ở tay trái cựu chiến binh Hoàng Văn Phát. Ảnh: Mai Thanh Hải
Vết thương ở tay trái cựu chiến binh Hoàng Văn Phát. Ảnh: Mai Thanh Hải
Rạng sáng 23.7.1994, hàng trăm dân binh Trung Quốc lại tràn sang Lùng Vần Chải. Thấy tổ công tác BP dẫn đầu lực lượng đấu tranh, lính Trung Quốc tập trung hành hung BĐBP và 9 giờ sáng, họ bao vây binh nhất Hoàng Văn Phát. Mặc dù đã nỗ lực chiến đấu giải vây, nhưng do lực lượng ta mỏng, nên 10 giờ sáng, binh nhất Phát bị bắt trói, khênh sang Trung Quốc trong khi trọng thương.
“Chúng dội nước cho tỉnh và tra tấn, bắt khai tình hình đơn vị. Tôi xác định là chết, nhắm mắt không nói, khiến chúng càng tức tối, vụt gậy liên tục. Đến chiều, tôi bất tỉnh, hơi thở yếu, chúng mang ra biên giới vứt và dân ta đưa về”, anh Phát kể vậy.
Đại tá Phạm Mạnh Hạ, Đồn trưởng ĐBP Săm Pun (1990 - 1995) nhớ lại: Khi đưa về, Phát bị thương tích khắp vùng đầu, toàn thân thâm tím, ngón tay áp út trái bị gãy, 2 chân sưng vù. Đơn vị chuyển ngay về tỉnh cấp cứu, tỉnh lại chuyển Bệnh viện Quân y 109 (Vĩnh Yên) điều trị trong 2 năm, sau đó lại nằm bệnh xá BĐBP tỉnh 2 năm nữa, đến 1998 được xuất ngũ về địa phương.
 
PV Báo Thanh Niên tặng quà của bạn đọc tới cựu chiến binh Hoàng Văn Phát. Ảnh: Nông Quang Lập
PV Báo Thanh Niên tặng quà của bạn đọc tới cựu chiến binh Hoàng Văn Phát. Ảnh: Nông Quang Lập
Tôi về xã Xuân Giang (H.Quang Bình, Hà Giang) hỏi anh Hoàng Văn Phát, người dân thôn Trung ai cũng lắc đầu: “Khi đi béo tốt, lúc về bủng beo. Bị gì trong bộ đội mà 2 chân bị teo cơ và cứ thay đổi thời tiết là đau đớn, lăn lộn”. Ít người ở Hà Giang biết chuyện trung sĩ Hoàng Văn Phát bị thương khi bảo vệ chủ quyền, lúc yên ấm hòa bình và di chứng còn kéo dài, đến tận hôm nay…
(Còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.