Gió hát bên đồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thành phố của tôi nhô nhấp bởi thung sâu đồi cao. Những điểm thấp là nơi mạch nước nguồn trên núi cao đổ về để hình thành nên những thửa ruộng be bé. Vùng đất của những cư dân bản địa lâu đời nên những khoảng bé ấy gắn với nền nông nghiệp lúa nước. Còn trên đồi cao, nơi hun hút gió thì bạt ngàn cây công nghiệp dài ngày xen lẫn cỏ hoa.
Cuối năm, khi cà phê chín đỏ trên những tán lá xanh héo rũ vì gió, những mùa gió cứ thế hun hút làm cây trái khô đi nhưng cà phê thì bắt vào màu đỏ sậm. Thứ quả ấy làm nên thức uống đặc trưng của xứ này để cà phê thành một loại nghệ thuật thưởng thức từ công đoạn trồng hái đến rang xay, pha chế.
Mà chỉ với cây cà phê thôi, bản thân nó cũng sẽ rất giá trị nếu biết tận dụng mùa gió hát khi thu hái xong, được chăm sóc và trổ hoa trắng muốt, thơm lừng. Với nhiều du khách, đó là thứ vô cùng lạ lẫm, khiến họ tìm đến cao nguyên Pleiku có hoa cà phê rộn ràng bầy ong lấy mật rù rì trên miền đất bazan.
Ảnh minh họa: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ảnh minh họa: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Mùa gió hát và cỏ cùng hòa ca với bản nhạc ấy ven đồi, xuyến chi dịu dàng, đuôi chồn mạnh mẽ, cỏ hồng yểu điệu dưới vạt gió thơ ngây. Nhắc đến mùa gió mà chưa nói đến dã quỳ là thiếu sót lớn. Dã quỳ vẫn vươn lên bung tỏa những sắc màu cuối cùng để góp cho mùa gió thêm xinh. Người ta đã dựa vào thiên nhiên để làm lễ hội, để du khách vừa chiêm ngưỡng tự nhiên dưới những gốc thông bonsai hay chinh phục miệng núi lửa kỳ vĩ, để mãn nhãn hết các giác quan để lại thấy thiên nhiên thật hiền hòa, dễ thương.
Mùa gió năm nay lễ hội cũng đến rộn ràng. Thoắt cái, ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể nhân loại cũng đã mười lăm năm. Những ngày ấy, nơi Quảng trường Đại Đoàn Kết, du khách sẽ được hòa mình cùng tiếng chiêng, thứ thanh sắc có độ dài tương ứng với quãng đời của người dân bản địa. Tạo hóa đã cho họ đôi tay khéo léo, đôi tai thẩm âm tuyệt vời để đôi chân xoang, nhịp nhàng bước đi mà không lạc nhịp. Trên nền trời xanh, cây thông già đổ bóng, mái tóc chấm vai ấy lòa xòa trong gió bay bay theo điệu của bài chiêng “Mừng lúa mới”, còn du khách thì chỉ còn dùng từ mê đắm, say sưa... 
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...