Nhàn đàm: Xôn xao tháng chạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết đủng đỉnh về quê tôi từ rất sớm. Giữa tháng chạp khi theo cha mẹ đi nhổ hành tỏi trên đồng đã thấy mùi tết chộn rộn trong lòng rồi.

Lúc đó tết có mùi hăng của hành củ, mùi nồng của tỏi tươi. Người làng kéo tết về nhà trên những chiếc xe bò bánh cao su. Hành tỏi được bó túm, cắt bớt rễ, bóc vỏ xấu rồi treo tăm tắp trên giàn tre trong sân. Nắng tháng chạp yếu, không đủ sức làm hao đi thứ tinh dầu cay nồng. Hành tỏi được hong khô trong gió bấc. Khi nào lớp vỏ hành, vỏ tỏi khô giòn mẹ tôi lấy lạt cột thật chặt rồi treo lên gác bếp cho bắt bồ hóng, cho hơi nóng từ bếp rơm bay lên chống óp.

Trong khi gió bấc làm nhiệm vụ của nó thì nhà nào nhà nấy đánh trâu ra đồng cày bung lên những luống hành luống tỏi rồi tản ruộng, bừa thật kỹ để cấy vụ lúa mới. Lúc đó, lớp rạ phủ luống hành tỏi đã mục xộc lên mùi của mùa màng, nắng gió. Có mấy đám khói bốc lên giữa cánh đồng bọn trẻ chăn trâu nhóm lên nướng ngô, nướng khoai. Lẫn trong mùi khói có hương thơm cỏ mật, mùi cỏ mần trầu, cỏ sữa cháy. Đấy cũng là mùi của tết, thứ mùi quen thuộc của mùa vụ hối hả, thúc giục khiến những đứa trẻ con cũng hăng say.

Ở một góc sân mẹ tôi quây gạch, lấy bùn lặn ở đầm về rây qua sảo tre cho mịn, trang phẳng rồi gieo mạ. Năm nào rét, mẹ lấy tro bếp ném lên trên mặt đám mạ vừa nhú mầm xanh. Vụ nọ gối lên vụ kia, ruộng cày bừa ngấu là mạ vừa tuổi cấy. Mạ gieo trên sân chỉ cần lột nhẹ rồi cuộn lại gánh ra đồng. Miếng mạ nằm trên tay người cấy xanh nõn, tay người ra mạ, đặt xuống ruộng cứ thoăn thoắt. Cấy nhanh kẻo tết. Cấy xong, lúa bén rễ xanh um thì yên tâm chơi tết, ăn tết đến hết tháng giêng.

Tháng chạp cũng là tháng làng tôi dỡ sắn dây, những củ sắn dây được rửa sạch, cạo vỏ, nghiền bột rồi chắt lọc thành những mẻ bột trắng tinh. Bột sắn dây ướp hoa bưởi thơm lành của làng Quế được gửi đi khắp nơi làm quà. Mảnh sân nhà nào cũng để kín chậu nhôm, thùng lọc sắn. Những nia bột phơi trên mặt bể nước, trên giậu cúc tần hay bụi tre dây tỏa ra hương thơm ngai ngái của bột sắn còn ướt và hương hoa bưởi nồng nàn bện vào nhau rất đặc trưng.

Ông tôi thường chọn những cây tre già nhất, tỉ mẩn ngồi pha nan, cột lại thành từng bó để dành gói bánh chưng, cột túm hành tỏi. Những đốt tre tốt nhất ông ngồi vót đũa, đũa ông vót tròn, đều, thơm mùi tre già. Ông ngồi trên ghế đẩu lọt thỏm trong cái áo chần bông màu xám giữa ngày đông giá rét cặm cụi tỉ mẩn từ sáng sớm tràn sang chiều muộn. Ông bó đũa thành từng chục, nhẩm tính cả họ bao nhiêu người để vót cho đủ đũa mới. Trước 23 tháng chạp ông xếp từng bó đũa vào túi cước rồi đi biếu từng nhà. Tôi thường lẽo đẽo theo ông, hóng chuyện bên bàn trà của người già nghe chuyện chuẩn bị tết nhất: chuyện lấy ni lông quây giữ ấm để đào nở kịp tết, chuyện hoa trà nở sớm, chuyện hành tỏi mất hay được mùa, chuyện đứa con xa xứ mấy năm rồi chưa về quê ăn tết, một đứa cháu chưa ngoan… Mùi trà, mùi thuốc lào, mùi trầu ấm áp, mùi của người già cũng là một phần của tết.

Tết ngày xưa thiếu thốn đủ bề, cha mẹ còng lưng gánh tết. Tết bây giờ đã đủ đầy hơn, là dịp để trở về quây quần bên gia đình như một quãng nghỉ ngơi giữa những tháng ngày dài lo toan đằng đẵng. Và bao giờ cũng thế, nhìn vào những đôi mắt trẻ thơ thì tết vẫn vẹn nguyên háo hức, đợi chờ.

Theo Hoàng Hiền (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...