Giáo hội Phật giáo VN yêu cầu các chùa tổ chức lễ cầu an không đốt vàng mã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giáo hội Phật giáo VN (GHPGVN) yêu cầu các chùa khi tổ chức, thực hành nghi lễ cầu an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung không phù hợp với truyền thống của Phật giáo.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN đã có thông báo về tổ chức nghi lễ cầu nguyện bình an trong dịp Tết cổ truyền xuân Quý Mão 2023.

Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, lễ nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc trong dịp đầu xuân năm mới là truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt Nam và đã trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội.

Cầu an đầu năm mới là truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt. Ảnh: Nhật Thịnh

Cầu an đầu năm mới là truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt. Ảnh: Nhật Thịnh

Tết Quý Mão năm nay đất nước đã kiểm soát được dịch Covid-19, các chùa, cơ sở tự viện tổ chức đón xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và tổ chức các khóa cầu nguyện bình an cho người dân.

Theo thông báo, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị các chùa, cơ sở tự viện và Tăng Ni tổ chức tụng kinh cầu an và thuyết giảng về ý nghĩa của luật nhân quả của Phật giáo, tạo phước đức bằng việc tránh ác, làm thiện, làm nhiều việc tốt sẽ được hưởng sự an lạc, hạnh phúc, thịnh vượng và gặp nhiều thiện duyên trong đời sống.

Khi tổ chức, thực hành các nghi lễ cầu an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung không phù hợp với truyền thống của Phật giáo. Đồng thời, trong công tác tổ chức phải lưu ý tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh không đúng với thuần phong mỹ tục và văn hóa truyền thống dân tộc.

GHPGVN yêu cầu các chùa khi tổ chức, thực hiện các nghi lễ cầu an không đốt vàng mã. Ảnh: Vũ Phượng

GHPGVN yêu cầu các chùa khi tổ chức, thực hiện các nghi lễ cầu an không đốt vàng mã. Ảnh: Vũ Phượng

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cũng đề nghị các chùa, cơ sở tự viện không được lơ là chủ quan, tiếp tục thực hiện 2K an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Trước đó, nhân dịp Tết Quý Mão, Hội đồng Trị sự GHPGVN cũng kêu gọi toàn thể Tăng Ni, Phật tử các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước tích cực tăng cường trong công tác thiện nguyện, từ thiện xã hội, tổ chức tặng quà tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn, tri ân những người có công với đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null