Giảm tổn thương cho kinh tế nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nông sản Việt Nam hiện đã có mặt tại 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Tuy nhiên, hầu hết các thị trường đã mở chưa thực sự bền vững về mặt thời gian, chưa đảm bảo về quy mô hàng hóa và đặc biệt nguy cơ rủi ro rất cao khi chịu tác động cạnh tranh từ hội nhập quốc tế. Ngoài ra, kinh tế nông nghiệp Việt Nam còn chịu tác động rất lớn của biến đổi khí hậu. Tại một hội thảo tổ chức gần đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ rõ: Tác động của biến đổi khí hậu là tác động chung đến toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp sẽ là nơi tổn thương lớn nhất. Bởi vì đây là khu vực sản xuất ngoài trời, sản xuất kinh tế diễn ra với đối tượng bất lợi nhất là nông dân ở vùng nông thôn vốn có các thiết chế hạ tầng không được mạnh mẽ đầy đủ như các vùng khác; tiếp nữa là quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào sân chơi toàn cầu.
Nông nghiệp hiện đại là tổng hòa các khâu từ sản xuất, chế biến, marketing, xuất khẩu và tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường. (ảnh internet)
Nông nghiệp hiện đại là tổng hòa các khâu từ sản xuất, chế biến, marketing, xuất khẩu và tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường. (ảnh internet)
Sự yếu thế của nông nghiệp và nông dân trong nền kinh tế là chuyện ai cũng thấy, nhưng muốn khắc phục điều này không hề dễ. Nó đòi hỏi không chỉ là nông dân phải “tự vươn mình”, mà Nhà nước cần có những cơ chế đặc biệt cho nông dân và nông nghiệp, đưa những mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến về nông thôn, tìm được nguồn nhân lực nông nghiệp vừa trẻ vừa có trình độ để tiếp thu công nghệ mới và quan trọng nhất là phải tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
Một khi đã xác định nông nghiệp là vùng kinh tế bị tổn thương lớn nhất trong biến đổi khí hậu, lực lượng lao động chịu tổn thương lớn nhất là nông dân thì không thể ngồi nhìn nông dân tự xoay xở, trong khi họ còn thiếu rất nhiều điều kiện để vươn lên. Nhưng rồi, khi nhìn lại thực tế thì những giải pháp tốt “sống chung” với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp lại thường bắt đầu từ… nông dân, đặc biệt là những thành phần ưu tú nhất trong nông dân. Ngày trước, người ta gọi họ là những “lão nông tri điền”, còn bây giờ là những nông dân sản xuất giỏi. Nhiều sáng kiến sản xuất sản phẩm “sống chung với biến đổi khí hậu” đã hình thành và đang thu được kết quả tốt, như hình thức nuôi cá tôm trong ruộng nhiễm mặn, dùng những giống lúa thích nghi với xâm nhập mặn hay chuyển những sản phẩm nông nghiệp có giá trị và phù hợp biến đổi khí hậu thay cho cây lúa… ở đồng bằng sông Cửu Long. Những điều đó không hề đơn giản, nhưng đang được thử nghiệm, được tìm hướng và một khi người nông dân quyết không chịu thua biến đổi khí hậu thì khi đó những hỗ trợ thực chất của Nhà nước sẽ phát huy tác dụng tích cực giúp những đột phá trong nông nghiệp thành công. Kể cả mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, một khi nông dân nhận ra sự ưu việt của nó thì chính họ sẽ sáng tạo hình thức hợp tác sản xuất thích hợp. Vì nói tới sản xuất nông nghiệp bây giờ không thể tách rời với làm dịch vụ nông nghiệp, càng không thể tách rời với công nghệ nông nghiệp-những “đôi cánh” sẽ đưa nông nghiệp Việt Nam bay lên.
Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp “sống chung với biến đổi khí hậu” thì đồng thời phải đi với gìn giữ bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, không “đánh đổi” sản phẩm nông nghiệp lấy những vấn đề nguy hiểm về môi trường như: phá rừng, mất cân bằng sinh học, thoái hóa đất, ô nhiễm nước hay tăng hàm lượng khí thải nhà kính.
Với Tây Nguyên, những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu từ cây công nghiệp lại đòi hỏi phải đi đôi với chế biến sản phẩm, tránh xuất thô vì hiệu quả kinh tế thấp và không bền vững. Vì vậy, rất cần những mô hình thành công trong chế biến sản phẩm như Tập đoàn Trung Nguyên đã thành công với sản phẩm từ cà phê. Chuyện chế biến sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết, nhưng nó luôn phải đồng hành với nền sản xuất nông nghiệp có độ tập trung và sản phẩm bảo đảm độ sạch cần thiết. Không có sản phẩm thô đạt chuẩn chất lượng và sạch thì khâu chế biến không thể nào thành công.
Nông nghiệp hiện đại là tổng hòa các khâu từ sản xuất, chế biến, marketing, xuất khẩu và tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường. Những hiệp ước thương mại quốc tế chỉ chứng thực sự tổng hòa ấy là có thật, là tất yếu trong nền kinh tế nông nghiệp.   
 THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.