Sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với mục tiêu hướng đến tăng cường kiến thức và kỹ thuật trong canh tác có trách nhiệm như thực hiện tái canh, hạn chế sử dụng nước ngầm, sử dụng hóa chất nông nghiệp hợp lý, đa dạng hóa cây trồng cho người dân… tạo vùng cà phê minh bạch, giảm được chi phí sản xuất, đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người dân là những nỗ lực của các đối tác công - tư nhằm giúp người nông dân tại tỉnh Lâm Đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng vùng trồng cà phê bền vững.
Người dân huyện Di Linh, Lâm Đồng đang thực hiện sản xuất cà phê bền vững.
Ngày 11-12, Ủy ban nhân dân huyện Di Linh và Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững IDH của Hà Lan IDH đã tổ chức Ngày hội nông dân huyện Di Linh và tọa đàm “Người nông dân và sản xuất cà phê có trách nhiệm” để chia sẻ những kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án Vùng sản xuất kết hợp với bảo tồn và an sinh xã hội tại huyện Di Linh. Thông qua sự kiện, ban tổ chức mong muốn thúc đẩy và gắn kết tất cả các bên liên quan – chính quyền địa phương, nông dân, đơn vị thu mua, nhà rang xay, chính quyền địa phương, đối tác phát triển, các nhà tài trợ…
Hướng tới sản xuất cà phê bền vững
Di Linh có diện tích cây trồng cà phê lớn, với hơn 44,500 ha/67 nghìn ha sản xuất nông nghiệp. Với sản lượng hơn 130 nghìn tấn/năm, 92% cà phê tại huyện này được xuất khẩu và 8% phục vụ nhu cầu trong nước.
Ông Trần Nhật Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết, thời gian qua Di Linh phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá cà phê xuất khẩu thấp, chi phí tăng cao, thu mua nhỏ lẻ, thiếu sự sản xuất đồng bộ, phương thức canh tác độc canh. Diện tích cà phê già cỗi hơn 20 năm chiếm 40%, đòi hỏi phải tái canh lớn.
Trước nhu cầu thị trường cà phê thế giới và nhà rang xay toàn cầu yêu cầu ngành cà phê canh tác theo hướng có trách nhiệm, bảo tồn thiên nhiên, ba huyện Di Linh, Lạc Dương, Crông Năng là ba địa điểm đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng triển khai dự án vùng sản xuất bền vững với sự hỗ trợ của IDH.
Theo bà Céline Bouquet – Giám đốc điều hành, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững IDH của Hà Lan, từ năm 2013, Hà Lan đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng để triển khai Vùng sản xuất cà phê bền vững (VSA) với mục tiêu tăng cường kiến thức và kỹ thuật trong canh tác có trách nhiệm như thực hiện tái canh, hạn chế sử dụng nước ngầm, sử dụng hóa chất nông nghiệp hợp lý, đa dạng hóa cây trồng cho người dân… để hướng tới các vùng sản xuất có chứng nhận, nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững ở quy mô lớn. VSA xây dựng vùng sản xuất hàng hóa bền vững quy mô lớn để tối đa hóa tác động với chi phí thấp. Trong khi đó, khả năng mở rộng phụ thuộc vào sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, người mua cuối cùng và nhà sản xuất.
Đầu năm 2019, ba mô hình thí điểm VSA, còn gọi là Chương trình Sản xuất kết hợp với Bảo tồn nguồn tài nguyên và An sinh xã hội (gọi tắt là PPI), đã được triển khai tại sáu xã thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk, với tổng diện tích là 11 nghìn ha đất nông nghiệp.
Dựa trên các mục tiêu Tăng trưởng xanh cấp tỉnh, cả ba Chương trình PPI có tầm nhìn chung tới năm 2025 là 100% sản lượng cà phê và cây trồng xen được sản xuất bền vững; Không còn phá rừng; Tăng thu nhập của nông dân lên 30%. Ngoài ra, mỗi Chương trình PPI đều có các mục tiêu riêng về sử dụng nước và hóa chất nông nghiệp để bảo tồn nguồn đất và nước phù hợp với điều kiện địa hình và kinh tế xã hội của mỗi vùng.
“Chúng tôi kỳ vọng đến năm 2020, diện tích mặt hàng nông sản cà phê đạt 11 nghìn ha. Đến năm 2025, con số này sẽ được nhân rộng lên 150 nghìn ha tại ba huyện Di Linh, Lạc Dương và Krông Năng. Năm 2021, IDH dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng Sáng kiến VSA ra hai vùng mới ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sẽ có năm vùng cảnh quan bền vững được xác nhận sẽ được hoàn thiện vào năm 2025. Đây là kế hoạch tham vọng nhưng chúng ta sẽ hiện thực hóa được vì chúng ta không đơn độc”, bà Céline Bouquet nói.
Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu
Sự biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm đang tạo ra nhiều thách thức với ngành cà phê. Mùa mưa kéo dài ảnh hưởng lớn đến cà phê, dịch bệnh, khí hậu nóng lên, cỏ dài mọc nhiều hơn, lạm dụng thuốc diệt cỏ... làm ảnh hưởng tới năng suất là những vấn đề được nhiều bà con nông dân đặt ra tại buổi tọa đàm, nhằm hướng tới sản xuất bền vững.
Ông Phạm Công Trí, Chuyên gia của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết, tháng 6-2016 nhiều nước đề xuất phải tái tạo thảm thực vật trên mặt đất mới bảo tồn sản xuất. "Chỉ có rừng là môi trường tuyệt vời không cần phân bón, thuốc sâu, nước tưới… tự bảo vệ môi trường sản xuất", ông Trí nói.
Do đó, với việc xây dựng rừng cà phê, tầng cây thân gỗ tạo ra tầm ổn định sinh thái, giúp cho rừng cà phê chống chọi được với thiên tai, bão lũ, năng suất tốt hơn. “Cần phải tuyên truyền cho người dân sản xuất cà phê cảnh quan, biến cỏ dại thành cỏ khô, biến thảm phủ thành yếu tố thay thế thuốc bảo vệ thực vật. Các công trình bảo tồn nguồn nước, thay vì nghĩ khai thác nước ngầm nhiều hơn phải nghĩ đến bảo tồn nguồn nước không ô nhiễm, giúp nuôi dưỡng rễ cây tốt hơn. Nhờ đai xanh sinh học, việc sản xuất cà phê, không khí nước tốt hơn, giúp các khu sản xuất chung quanh mà không bị tổn thương”, ông Trí cho hay.
Cũng theo ông trí, việc sản xuất cà phê tuân thủ thiết kế cảnh quan sẽ kiểm soát được dư lượng thuốc trừ sâu, không lạm dụng và tồn lưu thuốc trừ sâu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Vì thế, ông Trí tin rằng, việc xây dựng thành công thí điểm cảnh quan của Lạc Dương, Krông năng, Di Linh sẽ làm nền tảng kỹ thuật mới cho cà phê, giúp người dân thoát khỏi áp lực biến đổi khí hậu. “Việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng phân bón tiết kiệm và thân thiện môi trường của IDH sẽ tiết kiệm 20-50% chi phí sản xuất”, ông Trí cho hay.
Ông Đỗ Ngọc Sỹ - Giám đốc Chương trình bền vững, Tập đoàn JDE tại Châu Á Thái Bình Dương, cho biết, Việt Nam là một trong hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng 1,7 triệu tấn cà phê và xuất khẩu tới 95%. Với hướng đi của Việt Nam trong hướng tới sản xuất cà phê bền vững, có trách nhiệm tại một số vùng sản xuất như sản xuất không sử dụng lao động trẻ em, không phá rừng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, JDE cam kết đến năm 2025 sẽ mua 100% cà phê có trách nhiệm bảo vệ về môi trường, xã hội do Việt Nam sản xuất.
Thiên Lam (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.