Giảm nghèo: Cần cả trái tim!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong giai đoạn 2016-2020, với việc đưa tỉ lệ nghèo từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 3,75% vào năm 2019 và dự kiến dưới 3% trong năm 2020, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc về giảm nghèo.
Đây là những số liệu được công bố tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tổ chức sáng 11-12.
Thông tin từ hội nghị này cũng cho biết mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn trong giai đoạn 2016-2020 nhưng Quốc hội, Chính phủ đã tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo gấp 2 lần so với giai đoạn trước. Việt Nam là nước có mức cao nhất trong số các nước ASEAN khi dành tới 21% ngân sách nhà nước cho phúc lợi xã hội. Ngay cả trong đại dịch Covid-19, Việt Nam đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người, với các mức độ khác nhau.
Đây là những thông tin rất đáng mừng về một giai đoạn phát triển của đất nước; đồng thời, cũng là cơ sở để khẳng định rằng Đảng và nhà nước ta đã luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế gắn với xã hội, môi trường, trong đó luôn chú trọng giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh thành công đó, cũng cần thừa nhận rằng kết quả lẽ ra còn cao hơn nữa, nếu không vì quá trình thực hiện vẫn còn nhiều lực cản.
Lực cản ấy có thể thấy được từ một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với địa bàn nghèo, khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, dễ tái nghèo; chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư chưa được thu hẹp. Nhiều nơi tỉ lệ nghèo vẫn còn trên 50%. Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm còn cao. Chuẩn thu nhập trong chuẩn nghèo hiện nay chỉ bằng 45% chuẩn mức sống tối thiểu, chưa được điều chỉnh kịp thời...
Đặc biệt, rất đáng nói là hành vi trục lợi chính sách giảm nghèo. Chuyện để vợ, con, người thân "lạc" vào diện hộ cận nghèo ở 2 huyện Thiệu Hóa, Nga Sơn, rồi nhiều hộ dân đi ôtô, ở nhà lầu vẫn "lọt" vào danh sách hộ cận nghèo ở huyện Yên Định (cùng tỉnh Thanh Hóa); hay việc ăn chặn, bớt xén gạo cứu đói ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông... mà báo chí phanh phui vừa qua, đều là những chuyện lâu nay xảy ra ở nhiều địa phương, minh chứng cho mặt trái trong việc giảm nghèo. Những hành vi như thế không chỉ làm giảm cơ hội thoát nghèo của người nghèo mà còn làm tăng nguy cơ tái nghèo, suy giảm niềm tin của dân chúng vào một chính sách tốt đẹp.
Cuộc chiến chống đói nghèo trên thế giới bị thụt lùi một thập niên. Tổ chức Oxfam (một liên minh quốc tế của 20 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) ước tính đại dịch Covid-19 sẽ khiến khoảng hơn 8% dân số thế giới lâm cảnh nghèo đói. Đây là thử thách lớn đối với cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Hướng tới tầm nhìn đến năm 2045 "Vì một Việt Nam không có đói nghèo", bên cạnh những nỗ lực về chính sách, chúng ta cần phải quyết liệt xóa bỏ các lực cản. Nói như mệnh lệnh đã được người đứng đầu Chính phủ đưa ra là: "Giảm nghèo trong thời gian tới là công việc của cả trí tuệ và trái tim". 
LƯƠNG DUY CƯỜNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.