Giảm lòng tin, thêm căng thẳng và nguy cơ xung đột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã kết thúc chuyến thăm Đài Loan nhưng cả thế giới sẽ còn tiếp tục theo dõi, quan ngại tình hình xung quanh hòn đảo này. Những động thái của Trung Quốc khiến không chỉ Mỹ, Đài Loan, Nhật bản, Philippines mà nhiều nước trong khu vực, đồng minh của nhau cũng phải dè chừng.

Chiến đấu cơ Trung Quốc trong một lần tập trận gần đây. Ảnh: AP
Chiến đấu cơ Trung Quốc trong một lần tập trận gần đây. Ảnh: AP

Lên tiếng không ủng hộ chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi ngay từ đầu, Trung Quốc nói quan hệ giữa đại lục với đảo Đài Loan của nước này là vấn đề nội bộ, và họ có quyền đưa hòn đảo vào tầm kiểm soát của mình. Nhưng bất chấp, đêm ngày 2 rạng ngày 3-8, chuyên cơ chở Chủ tịch hạ viện Mỹ đã hạ cánh xuống Đài Bắc. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trao cho nhân vật quyền lực chính trị số 3 của Mỹ Huân chương Khanh Vân đặc biệt.

Ngay khi bà Pelosi quyết định thăm Đài Loan và đặt chân tới nước này, dư luận thế giới đã có nhiều ý kiến khác nhau. Phép thử phản ứng như thế nào cho cả 2 bên Mỹ và Trung Quốc là điều thế giới chú ý đầu tiên. Nhiều ý kiến lo ngại chuyến đi của bà Pelosi “lành ít dữ nhiều”, Trung Quốc thiếu kiềm chế thì tình hình chưa biết sẽ đi đến đâu.

Một giáo sư về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Bắc, cho rằng chuyến thăm của một nhân vật cấp cao như bà Pelosi sẽ làm tăng vị thế quốc tế của Đài Loan (Trung Quốc) và củng cố quan hệ với Mỹ, nhưng cũng làm gia tăng rủi ro an ninh và Đài Loan là bên hứng chịu hậu quả.

Nhiều hãng truyền thông quốc tế có những bình luận khác nhau, cho rằng quyết định của bà Pelosi không mang lại lợi ích rõ nét nào cho Mỹ, cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì với Trung Quốc, nhưng thương tổn trong quan hệ hai nước đã thấy rõ, trực tiếp gây căng thẳng với Đài Loan và khu vực.

Không chỉ phản đối bà Pelosi thăm Đài Loan, nơi Trung Quốc cho là một phần lãnh thổ chưa thống nhất của mình, từ ngày 7-8 Bắc Kinh đã cắt đứt liên lạc giữa quân đội Trung Quốc và Lầu Năm Góc. Trước đó, Trung Quốc tổ chức tập trận hùng hậu, quy mô quanh Đài Loan, cấm các hãng bay, máy bay bay qua khu vực này. Trung Quốc cũng ra sách trắng “Vấn đề Đài Loan và sự thống nhất của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”, truyền đi thông điệp, không loại trừ dùng vũ lực để thống nhất đảo này vào lãnh thổ Trung Quốc.

Không chỉ vậy, với Đài Loan, ngoài phản đối và cảnh báo trách nhiệm gánh chịu hậu quả, Trung Quốc đã đặt một loạt trừng phạt. Trong đó có việc cấm cửa 35 hãng thực phẩm Đài Loan. Bên cạnh đó đe dọa toàn cầu có thể đối mặt với nguy cơ khủng hoảng bởi Trung Quốc có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng bất cứ lúc nào khi họ bao vây Đài Loan (Trung Quốc)- nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới…

Về kế hoạch tập trận của Trung Quốc quanh Đài Loan, sau 4 ngày ( kể từ ngày 5/8) bắn đạn thật quanh 6 khu vực, Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch nhằm mục tiêu tấn công trên biển và chống tàu ngầm. Theo các nhà phân tích Trung Quốc, các khu vực tập trận cho thấy cách họ phong tỏa các cảng của Đài Loan, tấn công các căn cứ quân sự và cắt đứt quyền tiếp cận của lực lượng bền ngoài. Một giáo sư Trung Quốc cho rằng cách bố trí “như một sợi dây thòng lọng với thút nắt thòng lọng ở hướng Tây Nam”. Các khu vực đó không chỉ chia cắt Đài Loan mà còn phong tỏa thành công đảo này khỏi Okinawa- Nhật, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự. Trong khi đó ở phía Nam, Trung Quốc có thể kiểm soát con đường duy nhất ra biển Đông- eo biển Ba Sỹ. Còn ở phía Đông, hỏa lực của Trung Quốc có thể buộc các tàu chiến nước ngoài quay lui khi tiếp cận vùng biển Đài Loan.

Carl Schurter- cựu giám đốc Trung tâm tình báo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng, phong tỏa 6 khu vực khiến bất kỳ sự thu hồi, tiếp quản Đài Loan đều trong thế bị cô lập. Cuộc tập trận cho thấy Bắc Kinh muốn cô lập Đài Loan và sử dụng không kích, tấn công tên lửa nhằm phá hủy ý chí chính trị của Đài Bắc. Mục tiêu là đe dọa thông qua yếu tố sức mạnh. Còn một cuộc tấn công tốn kém là biện pháp cuối cùng.

Các cuộc tập trận quanh Đài Loan của Trung Quốc đồng thời diễn ra với đợt diễn tập của Quân đội Nhân dân Trung hoa, chuyến thăm của bà Pelosi. Tuy nhiên dù trước đây định kỳ tổ chức tập trận gần Đài Loan, nhưng chưa bao giờ Trung Quốc tập trận bao vây và phong toả hòn đảo. Trung Quốc còn phát đi thông điệp có thể tổ chức thêm các cuộc tập trận ở phía Bắc đảo Đài Loan, nơi tiếp giáp với Nhật. Và các cuộc tập trận mới cũng có thể diễn ra ở Biển Đông, nơi các đảo, bãi đá tranh chấp đã được Bắc Kinh xây dựng cơ sở hạ tầng và quân sự hóa.

Sau hơn 1 tuần tập trận, Trung Quốc cho biết vẫn sẽ tiến hành các cuộc tuần tra, huấn luyện quân sự và duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu.


 

THẤT SƠN (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.