Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam liên quan đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động (NLĐ) xuống thấp hơn 48 giờ/tuần.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, đây là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế-xã hội, nên bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động.

Trước đó, trong phiên thảo luận tại Hội trường Quốc hội ngày 31-10-2023, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, nhận định việc giảm giờ làm là hết sức cần thiết. Ở khu vực công từ năm 1999 đã áp dụng thời gian làm việc 40 giờ/tuần. Khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại 154 nước cho thấy chỉ 2 nước có số giờ làm việc trên 48 giờ/tuần; 1/3 số nước áp dụng 48 giờ như Việt Nam và 2/3 các nước làm việc từ 48 giờ trở xuống. Mặt khác, chúng ta có quy định giờ làm thêm từ 200-300 giờ/năm; tổng thời gian làm việc thực tế của NLĐ là tương đối cao so với mặt bằng chung của các nước.

Trước hết, giảm giờ làm việc trong tuần là xu thế tất yếu, không thể khác. Đa số các nước trên thế giới đều áp dụng chế độ làm việc dưới 48 giờ/tuần. Song, thời điểm nào áp dụng ở Việt Nam thì cần cân nhắc thấu đáo với các luận chứng thuyết phục và tính khả thi cao, hiệu quả đem lại là tích cực, đóng góp thực sự vào phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần dựa trên các yếu tố để bảo đảm tính hiệu quả trong thực thi, đó là điều kiện kinh tế- xã hội; năng suất lao động xã hội và nhu cầu bức bách của đối tượng áp dụng…

Về điều kiện kinh tế-xã hội, rất cần nghiên cứu để đưa ra câu trả lời thỏa đáng đã phù hợp chưa trong thời gian này. Về năng suất lao động xã hội cũng như tổng sản phẩm xã hội của nước ta hiện nay còn thấp, việc giảm giờ làm nếu áp dụng sớm có đem lại hiệu quả không cũng cần được xem xét, nghiên cứu kỹ.

Về nhu cầu của đối tượng áp dụng là doanh nghiệp (DN) và NLĐ, có thể thấy sau đại dịch COVID-19, khái niệm việc làm và thời gian làm việc cũng có những thay đổi mang tính bước ngoặt, nhất là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, xu hướng làm việc từ xa, làm việc qua mạng trở nên phổ biến. Nhiều DN thiếu đơn hàng, đến khi có đơn hàng thì mong được hoàn tất càng sớm càng tốt để có doanh thu, để trả lương cho NLĐ. Bản thân NLĐ cũng muốn có việc làm thường xuyên và ổn định hơn sau thời gian thiếu việc, chờ việc, thu nhập giảm sút. Nhiều NLĐ sẵn sàng làm thêm giờ để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình.

Đất nước ta có nhiều điểm đặc thù do hoàn cảnh lịch sử để lại, cũng như tác động của đại dịch COVID-19 lên hoạt động của DN và đời sống, việc làm của NLĐ. Do đó, cần có cái nhìn khoa học, biện chứng và khách quan để cân nhắc vấn đề giảm giờ làm. Cần nghiên cứu, tính toán và áp dụng một cách khoa học theo từng thời điểm, từng nhóm đối tượng là cách tốt nhất, tránh áp dụng một cách cứng nhắc, có thể được về lý mà không đạt về tình hoặc ngược lại.

Có thể bạn quan tâm

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.