Giải pháp phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp”. Đây là một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu ngay từ khi phát hiện, không để lây lan trên diện rộng.
Thực hiện dự án “Xây dựng mô hình phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp”, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Cục Bảo vệ thực vật đã chọn 15 hộ có vườn hồ tiêu đang bị bệnh chết chậm ở mức độ nhẹ và trung bình tại 3 huyện Chư Prông, Chư Sê và Chư Pưh tham gia (mỗi huyện 5 hộ, mỗi hộ 2 sào). Theo đó, mỗi mô hình được xây dựng bên cạnh các vườn hồ tiêu khác liền kề để hỗ trợ kỹ thuật. Các vườn hồ tiêu này đều trồng bằng trụ chết. Dự án hỗ trợ toàn bộ vật tư nông nghiệp và thiết bị cho các hộ tham gia mô hình. Đặc biệt, quy trình kỹ thuật và công nghệ phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm được đưa ra đều giống nhau, gồm: sử dụng phân hữu cơ đa lượng, phân trung vi lượng để cải tạo, khử trùng đất cùng với các loại thuốc bảo vệ thực vật, lưới che nắng…
  Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm.  Ảnh: Nguyễn Hồng
Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm. Ảnh: Nguyễn Hồng
Đặc biệt, việc bón phân được chia thành nhiều đợt cách nhau từ 18 đến 20 ngày để phân dễ hòa tan vào vùng rễ hồ tiêu mà không ngấm quá sâu vào lòng đất. Bên cạnh đó, quy trình mới còn rắc vôi bột khử trùng trước khi tưới đợt 2 và đợt 5 từ 5 đến 7 ngày, bón phân hữu cơ vi sinh cùng với chế phẩm sinh học trichoderma, phân bón lá, xử lý thuốc bảo vệ thực vật, thoát nước và trồng cây che bóng… cho vườn hồ tiêu. 
Ông Cao Quyết Thắng (làng Pan, xã Dun, huyện Chư Sê) cho hay: “Thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, vườn hồ tiêu của gia đình tôi đang trong giai đoạn phục hồi. Song năm nay, mưa nhiều quá nên cây hồ tiêu sinh trưởng, phát triển chậm, vì vậy, không kịp bón phân, phun thuốc và làm cỏ. Nếu thuận lợi, quy trình phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp này rất khả quan”. Cũng tham gia thực hiện mô hình, bà Lê Thị Như Lai (thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) cho biết: Mô hình mới triển khai thực hiện được hơn 2 tháng nhưng đã cho kết quả khả quan khi vườn hồ tiêu đã xanh trở lại. Chỉ có điều, năm nay, mưa nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình thực hiện.
Theo bà Lê Thị Thu Thảo-cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Mục đích chính của dự án là trên cơ sở cung cấp các loại phân bón cải tạo đất, nâng cao độ pH, kỹ thuật bón phân nhiều lần và hòa tan trong nước để tăng hiệu quả hấp thụ phân bón của cây hồ tiêu. So với phương pháp thông thường, quy trình này chia thành nhiều lần bón với lượng nhỏ, cung cấp trung và vi lượng theo từng thời kỳ của cây hồ tiêu. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít hơn so với trước đây giúp cây khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh… Dù mới triển khai nhưng dự án đã có những bước tiến rõ nét. Hy vọng trong thời gian tới, khi thời tiết thuận lợi, mô hình phục hồi vườn hồ tiêu bị bệnh chết chậm sẽ cho kết quả khả quan. Trên cơ sở đó, người trồng hồ tiêu nắm vững quy trình kỹ thuật mới  để nhân rộng ra các diện tích khác.
Nguyễn Hồng
--------------
CHUYÊN ĐỀ CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.