Giải mã thứ vũ khí khủng nhất thế giới của hoàng đế Quang Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
LTS: Báo điện tử Người Đưa Tin nhận được bài viết của kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh nhân kỷ niệm ngày mất của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nhận thấy những phân tích của kỹ sư Vũ Đình Thanh dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc của một nhà khoa học, chúng tôi trân trọng gửi đến độc giả bài viết như một tài liệu tham khảo, kính mong độc giả đón nhận.
Là một kỹ sư tên lửa, hiện đang làm việc cho một tập đoàn nghiên cứu và sản xuất tên lửa tại châu Âu, sau một thời gian dài tìm hiểu kỹ lưỡng các vũ khí thời vua Quang Trung, tôi rất mong muốn truyền tải một sự thật mà người Việt Nam chúng ta nên biết và có quyền biết: vua Quang Trung là nhân vật rất đặc biệt về công nghệ sản xuất vũ khí. Chính ông là người đã sản xuất những vũ khí khủng nhất thế giới thời đó.
 Tượng đài tưởng nhớ vua Quang Trung.
Tượng đài tưởng nhớ vua Quang Trung.
Vũ khí mật của đội quân hùng mạnh vang danh sử sách
Với những thứ vũ khí trên, Quang Trung đã thống nhất nhà nước Đại Việt và xưng hoàng đế với vị thế đặc biệt mà đến nước Trung Hoa cũng vị nể.
Quân Nguyễn Huệ  - Quang Trung  đã dùng thứ vũ khí này đốt cháy tàu Pháp, đốt cháy 5 vạn quân Xiêm, đốt cháy 29 vạn quân Thanh và khiến Trung Hoa mặc dù đang ở đỉnh cao của sức mạnh cũng phải đại bại, bị chùn bước và buộc tháo chạy về nước.
Sau đây là những bằng chứng rõ ràng và dễ hiểu để tất cả người đọc đều hiểu được tại sao những vũ khí đó của vua Quang Trung là khủng nhất thế giới? Tại sao Trung Hoa không thể sản xuất được? Và tại sao 29 vạn quân Thanh lại bị vua Quang Trung đập tan chóng vánh chỉ trong có vài ngày?
Vũ khí đặc biệt của nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Vũ khí đặc biệt của nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Vũ khí khủng nhất mà vua Quang Trung đã nghiên cứu, sản xuất, đưa vào sử dụng là loại vũ khí khủng nhất thế giới thời đó - chính là BOM hay LỰU ĐẠN PHỐT PHO hay ĐẦU NỔ PHỐT PHO - thứ vũ khí mà đến ngày hôm nay vẫn là vũ khí khủng khiếp nhất thế giới chỉ sau bom nguyên tử.
Nhưng thế nào mà vua Quang Trung lại có được một thứ vũ khí khủng khiếp như thế?
Việt Nam chúng ta có rất nhiều hang động từ Nam ra Bắc. Đó cũng  là nơi trú ngụ của hàng triệu triệu con dơi, những con dơi này thải ra phân dơi và nước đái dơi. Chúng có thành phần phốt pho rất cao. Cho đến ngày nay, người Việt Nam vẫn đang khai thác phân dơi để bán. Đồng bào dân tộc ở gần những hang dơi đó từ  hàng ngàn năm nay đã biết cách chưng cất phân dơi và nước đái dơi để có một thứ chất nổ và chất chiếu sáng và đó chính là phốt pho nguyên chất.
Vua Quang Trung đã sử dụng phốt pho nguyên chất đó để làm thứ vũ khí mang tên hoả cầu. Cấu trúc của hoả cầu là bên trong chứa thuốc nổ đen, bao quanh thuốc nổ đen là phốt pho vàng cùng với những quả pháo nhỏ hơn. Khi hoả cầu nổ sẽ tung ra bột phốt pho trong không khí và các quả pháo nhỏ hơn sẽ nổ và dễ dàng đốt cháy phốt pho đó.
Như vậy, hoả cầu của vua Quang Trung sẽ có uy lực không khác gì so với bom phốt pho, vũ khí chỉ đứng thứ hai sau bom nguyên tử sau cả trăm năm như bây giờ. Khi hoả cầu của vua Quang Trung nổ, nó sẽ gây ra đám cháy khủng khiếp với nhiệt độ cực cao (đến 800 -1000 độ C) và đốt hết oxy trong không khí y hệt như bom phốt pho ngày nay.
Khi quân Quang Trung tung những quả bom phốt pho này về phía quân Thanh thì điều dễ hiểu là quân Thanh sẽ bị chết bỏng và chết ngạt hàng loạt với mức độ  rất nhanh chóng và không có cách nào khác là phải bỏ chạy và để lại xác chết chất đống tại gò Đống Đa, Thăng Long như sử sách lưu truyền.
 Hỏa Cầu Lưu Hoàng một loại vũ khí của nghĩa quân Tây Sơn khiến cho kẻ thù khiếp sợ.
Hỏa Cầu Lưu Hoàng một loại vũ khí của nghĩa quân Tây Sơn khiến cho kẻ thù khiếp sợ.
Tất cả những hiện tượng của bom phốt pho đều được sử sách nhà Thanh ghi lại.
Theo như sách của các nhà truyền giáo phương Tây ghi lại, quân Quang Trung đã tự sản xuất bom trước khi vào trận đánh. Điều đó có nghĩa là vua Quang Trung đã biết vận chuyển phốt pho trắng/vàng ngâm trong nước để tránh cháy nổ và chuẩn bị những quả bom phốt pho trước trận đánh.
Đó là một bí mật quân sự mà quân tướng nhà Thanh không thể hiểu nổi vì bom phốt pho của vua Quang Trung nếu không sử dụng trong trận đánh sẽ tự phân huỷ rất nhanh và thời đó Trung Hoa lại chưa biết.
Cách lý giải khác về cái chết của vua Quang Trung
Theo mạch suy luận về phốt pho, tôi cũng có một lí giải về cái chết của vua Quang Trung. Đúng như trong thơ của công chúa Ngọc Hân đã viết, vua Quang Trung đã nhiễm bệnh thời gian dài và triệu chứng đúng như những gì mà người bị phơi nhiễm phốt pho gặp phải đó là viêm gan và mặt bị biến dạng. Như vậy, hoàng đế Quang Trung của chúng ta đã hy sinh là do bị phơi nhiễm phốt pho trong quá trình sản xuất vũ khí chứ không phải là vì bị đầu độc.
Thêm một căn cứ nữa, các sử sách chép lại hiện tượng vua Quang Trung có một con mắt có khả năng phát sáng trong đêm. Tôi có thể tạm lý giải rằng điều đó hoàn toàn cũng có thể là sự thật nếu vua Quang Trung có thể có một mắt bị hỏng. Khi thoa bột phốt pho vào mắt, nước mắt sẽ giữ bột phốt pho không cháy nhưng khi khô nước mắt thì bột phốt pho sẽ cháy nhẹ trong không khí gây hiện tượng phát sáng trong đêm. Như vậy, bằng khoa học ta có thể giải mã được điều tưởng như kỳ bí đó.
Đại bác thời Tây Sơn tìm thấy ở Đầm Thị Nại - Lưu giữ tại Bảo tàng Quang Trung (Quy Nhơn – Bình Định).
Đại bác thời Tây Sơn tìm thấy ở Đầm Thị Nại - Lưu giữ tại Bảo tàng Quang Trung (Quy Nhơn – Bình Định).
Ngoài bom phốt pho, vua Quang Trung còn sử dụng nhựa thông trộn với vôi sống để tạo nên một thứ vũ khí y hệt như bom napal và súng phun lửa thời nay. Tính chất cháy của nhựa thông còn tốt hơn bom napal ngày nay (nhiệt độ cháy cao và độ bám rất lớn).
Thêm nữa, quân Quang Trung trang bị đại trà hoả lửa, một dạng súng phun lửa hoặc lao có chứa chất cháy là nhựa thông thì uy lực của quân Quang Trung là khủng khiếp. Nhựa thông, vôi sống lại là những thứ rất sẵn ở Việt Nam. Đây lại là thứ vũ khí sau này bị cấm.
Khi gặp kẻ thù ở tầm xa, quân Quang Trung sẽ bắn tên lửa hoặc bắn pháo với đầu nổ là đầu nổ phốt pho hoặc hợp chất nhựa thông gây nên những đám cháy khủng khiếp, đủ để tiêu diệt hết mọi kẻ thù.
Khi tầm gần hơn, quân Quang Trung có thể phóng lao, trong lao sẽ chứa nhựa thông, rượu mạnh 80 độ  được chưng cất từ quả cây hoặc là bom phốt pho. Khi lao gặp địch sẽ nổ bung ra, lao này là các loại cây trúc, tre rất phổ biến tại Việt Nam.
Ngay trước khi phóng, nó sẽ được mồi bằng vôi sống, vôi sống sẽ có phản ứng hoá học với nước (như khi là tôi vôi) và làm cho nhựa thông trong ống có nhiệt độ rất cao và khi phun ra gặp ô xy trong không khí sẽ tự cháy với nhiệt lượng lớn và đúng như mô tả trong sử sách sẽ tự cháy và bám vào kẻ thù. Hoặc là khi phóng nhựa thông ra có trộn với vôi sống, vôi sống sẽ có phản ứng hoá học với nước trong không khi giải phóng nhiệt lượng lớn và mồi cháy nhựa thông thiêu chết kẻ thù.
Khi cận chiến, quân Quang Trung có lựu đạn phốt pho vô cùng uy lực, có hoả cầu lửa là bình phun ra nhựa thông trộn vôi sống có thể cháy khi chạm vào đối phương đúng như sử sách  từng ghi chép. Toàn quân của Quang Trung đều được trang bị đại trà và chủ đạo các vũ khí nêu trên. Vì lẽ này nên đội quân Quang Trung cần được nhìn nhận như là đội quân vô địch trên toàn thế giới lúc đó.
Như vậy bạn đọc có thể hiểu được thông qua những bằng chứng rõ ràng là thời đó, quân đội vua Quang Trung không có đối thủ.
Vua Quang Trung chết đi (ông mất ngày 16/9/1792, tức ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý), rất nhiều bí mật về vũ khí đã đi theo vị hoàng đế tài cao. Vì vậy nên “sức mạnh Đại Việt” của nhà Tây Sơn đã suy yếu rất nhiều. Thêm nữa, chúa Nguyễn Ánh có lẽ đã biết uy lực của vũ khí quân Quang Trung nên trong tác chiến, nhà Nguyễn luôn tránh đối đầu trực tiếp, sử dụng cách đánh cơ động và sử dụng pháo của phương Tây có tầm bắn xa hơn để chủ động ngăn chặn...
Đó là những nghiên cứu chi tiết của tôi nhằm góp phần nào lý giải về sức mạnh của hoàng đế Quang Trung nước Đại Việt ta. Tôi rất mong có được sự lưu tâm của các nhà sử học, các nhà khoa học quân sự Việt Nam (đặc biệt là ngành  hoá học) và thế giới để giúp sáng tỏ thêm những suy nghĩa, phân tích này.
Vũ Đình Thanh (Kỹ sư tên lửa)
Nguồn: nguoiduatin

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).