Giải mã hai chiếc mũ trong tranh vẽ hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh họa sĩ người Pháp vẽ hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh hé lộ nhiều điều về hoàn cảnh lịch sử cũng như về văn hóa, mỹ thuật và y phục thời chúa Nguyễn.

Ảnh: tư liệu của Nicolas Henni-Trinh Duc
Ảnh: tư liệu của Nicolas Henni-Trinh Duc



Theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả, hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh sinh ngày 6.4.1780 tại Gia Định, là con thứ hai của Đức Thế Tổ Nguyễn Ánh. Khi ông được 4 tuổi, Tây Sơn tấn công Gia Định, Thế Tổ đã gửi ông cho giám mục Bá Đa Lộc đưa sang Pháp để cầu viện. Đến Pháp, ông đã được Pháp hoàng dùng vương lễ tiếp đãi. Sống ở Pháp một thời gian, không thấy Pháp hoàng nói đến việc cứu viện, ông cùng Bá Đa Lộc trở về Ấn Độ. Mùa thu năm 1787, Thế Tổ về Gia Định rất nhớ ông, sai người đi đón. Mùa hạ năm 1789, ông trở về. Thế Tổ sách lập ông làm Đông Cung Cảnh Quận công. Mùa xuân năm 1801, ông bị bệnh đậu mùa mà mất.

 

Ảnh: tư liệu của Nicolas Henni-Trinh Duc
Ảnh: tư liệu của Nicolas Henni-Trinh Duc



Đánh dấu mốc lịch sử thú vị

Theo tác giả Nguyễn Trân Long trong bài Hoàng tử Cảnh của triều Nguyễn: Long đong phận mỏng, đăng trên báo An Ninh Thế Giới ngày 1.10.2008: “Trong thời gian Hoàng tử sống ở Pari, Bá Đa Lộc đã thuê người hầu chải đầu cho Hoàng hậu Marie Antoinette tên là Léonard tới sửa tóc cho Hoàng tử Cảnh, bỏ khăn nhiễu thay bằng khăn lĩnh đỏ thắt múi, do chính Léonard vẽ kiểu. Bá Đa Lộc còn may cho Hoàng tử Cảnh một bộ y phục kiểu Pháp pha Á Đông, bỏ áo dài, quần lụa, rồi thuê họa sĩ Mauperin vẽ chân dung Hoàng tử Cảnh mặc áo đỏ, đi hia đỏ, tay phải đặt trên một cái mũ, đầu quấn khăn Léonard. Bức tranh này được trưng bày ở Viện Hàn lâm Viện Hội họa và điêu khắc Pháp”.

 


Ở triều Lê, mũ Xung Thiên quy định chỉ có vua, chúa đội, đến triều Nguyễn quy định là vua đội. Mũ Đầu Hổ, quy chế của triều Nguyễn chỉ cấp cho võ quan có hàm từ Tam phẩm trở lên. Ở đây vấn đề được đặt ra là: Tại sao hai chiếc mũ nêu trên lại được thể hiện cùng với hoàng tử ở trong tranh?

Chúng tôi nhận thấy đây là bức tranh (ảnh 1) đánh dấu một mốc lịch sử thú vị, liên quan đến nhiều vấn đề trong thời kỳ này, nhất là vấn đề mũ áo thời chúa Nguyễn.

Chiếc mũ thứ nhất: Được để trên một chiếc bàn và tay phải của hoàng tử đặt vào phần trán mũ (ảnh 2), cho thấy đây là loại mũ Xung Thiên, bởi trên đỉnh thuộc phía sau mũ có 2 hình hốt chĩa thẳng lên. Phía trước được trùm lên hình như 2 bác sơn (bác sơn trước và bác sơn sau), và ở phần đỉnh mỗi bác sơn đều có 1 trang sức hình hoa. Phần vòm mũ, được phủ vải trông như nhung có màu đỏ nhạt, và trên bề mặt có trang trí 4 trang sức hình hoa, trong đó hai hoa (một ở trên và một ở dưới) là trục trung tâm, hai hoa còn lại thì đối xứng ở hai bên. Mũ được chụp lên một giá đỡ bằng gỗ được sơn son, nhưng không trùm hết còn lộ ra ở dưới và còn thấy có chân, kiểu thức mũ trùm không hết giá đỡ và cả hình giá đỡ rất giống ở triều Nguyễn. Tiếp đến các trang sức hình hoa trên mũ cũng rất đặc trưng như của triều Nguyễn, gồm hai lớp cánh hoa chồng lên nhau và ở giữa được cẩn đá quý. Nhưng điều lạ ở mũ là không thấy có trang sức hình rồng, 2 hình hốt và 2 bác sơn qua thể hiện màu của họa sĩ trông như được làm bằng gỗ.

Chiếc mũ thứ hai: Được đặt trên một chiếc ghế thấp ở bên trái của hoàng tử (ảnh 3), là mũ Đầu Hổ, bởi trên chỏm mũ thuộc mặt bên và mặt sau thấy rất rõ ba hình cánh cuốn được kết bằng lông đuôi ngựa, cánh cuốn ở bên còn cho biết có nẹp và trang sức bằng vàng. Còn mặt trước là cánh cuốn hình khánh cùng với viên ngọc tròn nhô lên từ bác sơn. Bác sơn có hình chữ U ngược trùm lên vòm mũ, trên vòm mũ cũng được phủ vải có màu son nhạt, có 2 trang sức hình hoa (một ở trên, một ở dưới) làm trục trung tâm, hai bên có 2 hình giao long đối xứng chầu vào. Mũ cũng được chụp lên một giá đỡ giống như ở mũ Xung Thiên nêu trên. Nhìn chung, tất cả đều mang đặc trưng của mũ Đầu Hổ của triều Nguyễn.

Nhận định cá nhân

Ở triều Lê, mũ Xung Thiên quy định chỉ có vua, chúa đội, đến triều Nguyễn quy định là vua đội. Mũ Đầu Hổ, quy chế của triều Nguyễn chỉ cấp cho võ quan có hàm từ Tam phẩm trở lên. Ở đây vấn đề được đặt ra là: Tại sao hai chiếc mũ nêu trên lại được thể hiện cùng với hoàng tử ở trong tranh? Nhận định của cá nhân tôi như sau:


Trong chuyến đi này, chắc chắn nhà vua đã dự tính cho việc hoàng tử tiếp kiến vua Pháp, và sẽ chuẩn bị phẩm phục cho hoàng tử rất kỹ lưỡng. Trong tranh, chúng ta thấy cách thể hiện như sau: Mũ Xung Thiên được đặt ở trên bàn tức là nó ở vị trí cao hơn, trang trọng hơn chiếc mũ Đầu Hổ đặt ở ghế, và tay của hoàng tử đặt vào trán mũ là lời khẳng định chiếc mũ đó là của ông. Điều này cũng phù hợp với yếu tố mũ không có loại hình rồng như đã được miêu tả ở trên. Còn chiếc mũ Đầu Hổ được đặt ở ghế có thể được giải thích: Trong chuyến đi này còn có Phó vệ úy Phạm Văn Nhân và Cai cơ Nguyễn Văn Liêm theo hộ vệ, hai ông này đều là võ quan và theo quy chế ở triều Nguyễn, chức Phó vệ úy có hàm Chánh hoặc Tòng Tam phẩm, được cấp mũ Đầu Hổ. Và, chiếc mũ Đầu Hổ trong tranh là của Phó vệ úy Phạm Văn Nhân, nó được thể hiện với vị trí như vậy là tượng trưng cho quan hộ vệ của hoàng tử.

Nhìn chung, trong chuyến đi này, hoàng tử và hai quan hộ vệ đều mang theo mũ áo theo quy chế thời chúa. Có lẽ vì vậy mà các trang sức hình hoa trên mũ đã được họa sĩ Mauperin thể hiện rất thực, bởi rất giống với hoa trên mũ của quan lại ở đầu triều Nguyễn và nhất là các cánh cuốn trên mũ Đầu Hổ vẽ thật là chính xác.

 

Theo VŨ KIM LỘC (TNO)\

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.