Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 có 9 tác phẩm đoạt giải A

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong tổng số 157 tác phẩm vào vòng chung khảo, Hội đồng chấm giải đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 9 giải A, 24 giải B, 46 giải C và một số giải khuyến khích để trao giải thưởng.
Thành viên Hội đồng chung khảo bỏ phiếu chấm tác phẩm để xét trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ 17 năm 2022. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Thành viên Hội đồng chung khảo bỏ phiếu chấm tác phẩm để xét trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ 17 năm 2022. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Chiều 2/6, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia công bố kết quả chấm Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17-2022.

Trong tổng số 157 tác phẩm vào vòng chung khảo, Hội đồng chấm giải đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 9 giải A, 24 giải B, 46 giải C và một số giải khuyến khích để trao giải thưởng.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 - năm 2022 sẽ được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, 21/6/2023.

Theo đánh giá của Hội đồng chung khảo, các tác phẩm dự Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 - năm 2022 đã đáp ứng được các tiêu chí xét chọn được nêu trong hướng dẫn tuyển chọn của Hội đồng giải, phản ánh toàn diện và sâu sắc đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước trong năm 2022.

Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu, bám vấn đề, có hiệu quả xã hội tích cực; thể hiện sự tâm huyết, sáng tạo, khám phá, có sức thu hút độc giả. Nhiều tác phẩm được thể hiện chuyên nghiệp, hấp dẫn, mang hơi thở của báo chí hiện đại. Một số tác phẩm nổi trội có sự đầu tư công phu từ đề tài, nội dung đến hình thức.

Hội đồng đánh giá cao sự đổi mới trong cơ cấu và nâng cao chất lượng thẩm định của Hội đồng sơ khảo, đồng thời nêu một số vấn đề cần rút kinh nghiệm cho các mùa giải sau, nhất là công tác tuyển chọn ở cấp cơ sở và công tác tuyên truyền, quảng bá cho một số loại giải.

Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo cho ý kiến về một số vấn đề liên quan đến công tác tổ chức giải. Các ý kiến này sẽ được Thường trực Hội đồng giải tiếp thu, nghiên cứu, để bổ sung, điều chỉnh trong thời gian tới.

Giải Báo chí Quốc gia là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới báo chí cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm.

Giải Báo chí Quốc gia đã trải qua 16 mùa đồng hành cùng đời sống báo chí, trở thành sinh hoạt nghiệp vụ thực sự bổ ích, lan tỏa sâu rộng trong các cấp hội, trong giới báo chí và ngày càng khẳng định uy tín là giải thưởng nghề nghiệp danh giá nhất của những người làm báo trong cả nước.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/giai-bao-chi-quoc-gia-lan-thu-17-co-9-tac-pham-doat-giai-a/866092.vnp

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hương mía

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hương mía

(GLO)- Thơ của Nguyễn Tấn Hỷ luôn chất chứa, đong đầy kỷ niệm. Bài thơ "Hương mía' nhắc nhớ về mùi thơm của mía trổ đòng. Hương thơm ngọt ngào len lỏi, loang ra cùng cùng với khói chiều mùa đông càng khiến nỗi nhớ thiết tha, da diết.
Thơ Đào An Duyên: Nắm lại buổi chiều

Thơ Đào An Duyên: Nắm lại buổi chiều

(GLO)- "Nắm lại buổi chiều" là những dòng cảm xúc được tác giả Đào An Duyên ghi lại khi ngồi trên bậc cầu thang một ngôi nhà sàn ngắm nhìn đồi núi và những thửa ruộng gối lên nhau. Giữa mùa hè cây lá xanh tươi, chị chợt nghĩ về một mùa xuân đã từng rực rỡ, nghĩ về sự tuần hoàn của thời gian, của đời người.

Có một ngôi trường trong trí nhớ

Có một ngôi trường trong trí nhớ

'Tôn sư trọng đạo' vốn là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt. Ấn phẩm Nhạc Thanh - Một thời đáng nhớ (NXB Hồng Đức), ra mắt đúng dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, một lần nữa khẳng định truyền thống này.
Gương mặt thơ: Thuận Ánh

Gương mặt thơ: Thuận Ánh

(GLO)- Thuận Ánh tên thật là Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Chư Á, TP. Pleiku), hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Chất nữ trong thơ chị khá rõ, đa phần da diết về thân phận đàn bà.
Thơ Phương Loan: Dòng sông kiêu hãnh

Thơ Phương Loan: Dòng sông kiêu hãnh

(GLO)- "Dòng sông kiêu hãnh" là những câu thơ đầy tự hào của tác giả Phương Loan khi nhắc đến Pô Cô-nơi ghi dấu tay chèo thuyền độc mộc của Anh hùng A Sanh đưa bộ đội qua sông đánh giặc. Giờ đây, dòng sông ấy đã trở thành điểm đến hấp dẫn bao lữ khách với vẻ đẹp tựa "nàng sơn nữ tuổi hai mươi"...

Thơ Đại Dương: Em gái Chư Đang Ya

Thơ Đại Dương: Em gái Chư Đang Ya

(GLO)- "Em gái Chư Đang Ya" của nhà thơ Đại Dương tràn ngập cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi ngọn núi lửa huyền thoại bên làng Ia Gri. Hương sắc núi rừng hòa với vẻ đẹp của thiếu nữ đương tuổi xuân thì, căng tràn sức sống khiến tác giả đắm say, chuếnh choáng...
“Chuyện bên dòng sông Ba”

“Chuyện bên dòng sông Ba”

(GLO)- Vùng đất bên dòng sông Ba với nhiều câu chuyện hay về chế độ mẫu hệ, phong tục và cả những hủ tục cần thay đổi đã được phản ánh chân thực qua sự kiện “Chuyện bên dòng sông Ba”. Hoạt động do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa tổ chức là một góc tiếp cận mới mẻ để truyền thông Dự án 8 tại địa phương.

Gương mặt thơ: Nguyễn Việt Chiến

Gương mặt thơ: Nguyễn Việt Chiến

(GLO)- Nguyễn Việt Chiến là một nhà báo, nhà thơ đều hai tay và nổi tiếng ở cả hai mảng thơ và báo. Ông là một trong những nhà báo chống tham nhũng hàng đầu Việt Nam, từng liên lụy với loạt bài điều tra vụ án PMU 18. Và trong thơ, ông đau đáu tình yêu Tổ quốc.