1.893 tác phẩm dự Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 tiếp tục tôn vinh những giá trị cao quý của những người làm báo, những đóng góp trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả của người làm báo đối với xã hội, cộng đồng...

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức khai mạc Vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 năm 2022.

Theo Ban tổ chức, năm nay Giải Báo chí Quốc gia nhận được sự tham gia của 18/20 liên chi hội, 35 chi hội trực thuộc, và 62/63 hội nhà báo tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của giải và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các cấp hội nhà báo trong cả nước.

Đánh giá sơ bộ, công tác tổ chức thực hiện năm nay ở các cấp hội hầu hết được triển khai nền nếp, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số cấp hội gửi tác phẩm dự giải muộn và chưa đúng hướng dẫn.

Phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus được trao giải A tại Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 16 năm 2021. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus được trao giải A tại Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 16 năm 2021. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Theo thống kê của Ban Thư ký tổng hợp giải, năm nay có 1.893 tác phẩm gửi về dự giải, tiếp tục đạt mức cao từ trước đến nay, trong đó 169 tác phẩm có sự tham gia của tác giả không phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Ban Thư ký tổng hợp giải đã sơ loại 120 tác phẩm và đưa vào 1.773 tác phẩm đủ điều kiện tham gia vòng sơ khảo theo quy định.

Năm nay có 11 nhóm giải dự Giải Báo chí Quốc gia, trong đó báo in có ba nhóm giải gồm: giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn (có 327 tác phẩm); giải xã luận, bình luận, chuyên luận (có 98 tác phẩm); giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (có 208 tác phẩm).

Ảnh báo chí có một nhóm giải gồm giải ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh (có 80 tác phẩm).

Phát thanh có hai nhóm giải gồm: giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề, phát thanh tổng hợp (có 101 tác phẩm); giải phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký (có 113 tác phẩm).

Truyền hình có ba nhóm giải gồm: giải tin, phóng sự, ký sự (có 330 tác phẩm); giải bình luận, giao lưu, tọa đàm (có 58 tác phẩm); giải phim tài liệu truyền hình (có 80 tác phẩm).

Báo điện tử có hai nhóm giải gồm: giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (có 218 tác phẩm); giải pPhóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (có 160 tác phẩm).

Phát biểu tại Lễ khai mạc vòng chấm sơ khảo, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia khẳng định trải qua 16 mùa đồng hành cùng đời sống báo chí, Giải Báo chí Quốc gia đã trở thành sinh hoạt nghiệp vụ thực sự bổ ích, lan tỏa sâu rộng trong các cấp Hội, trong giới báo chí, ngày càng khẳng định uy tín và là giải thưởng nghề nghiệp danh giá nhất của những người làm báo trong nước.

Với tôn chỉ, mục đích và thể lệ của mình, năm nay, Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 tiếp tục tôn vinh những giá trị cao quý của những người làm báo, những đóng góp trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả của người làm báo đối với xã hội, cộng đồng và đất nước. Các khâu chuẩn bị đã được tiến hành theo đúng Điều lệ Giải và đúng tiến độ.

Ngày 29/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án Giải Báo chí Quốc gia và giao Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan thường trực tổ chức giải. Kể từ đó đến nay, Giải Báo chí Quốc gia đã trải qua 16 mùa đồng hành cùng đời sống báo chí.

Ngày 24/11/2022, Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia ban hành Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc dự Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17 năm 2022.

Bộ máy giúp việc Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia được thành lập gồm 3 ban: Ban Thông tin, tuyên truyền và vận động tài trợ giải, Ban Quản lý quỹ giải và Ban Thư ký tổng hợp giải.

Ngày 10/4/2023, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia ban hành Quyết định thành lập Hội đồng sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia, cùng với quy chế tổ chức và làm việc của Hội đồng sơ khảo.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.