Phát động Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ VIII

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bí thư Trung ương Đảng Trương Thị Mai yêu cầu Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII-năm 2023 cần bám sát các trọng tâm của công tác xây dựng Đảng để tiếp tục có thêm nhiều tác phẩm có sức lan tỏa tích cực.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát động Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VIII-năm 2023. (Ảnh: Hiếu Hoàng/Vietnam+)

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát động Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VIII-năm 2023. (Ảnh: Hiếu Hoàng/Vietnam+)

Tối 3/2, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tuyên bố phát động mùa giải lần thứ VIII-năm 2023.

Bà Trương Thị Mai nêu rõ, năm 2023 là năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp. Với yêu cầu phải tiếp tục xây dựng Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nêu cao quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tiêu cực, “tự diễn biến,” “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Để hiện thực hoá yêu cầu nhiệm vụ đó đòi hỏi sự vào cuộc của toàn Đảng và hệ thống chính trị, sự tham gia của nhân dân, trong đó báo chí có vai trò quan trọng, là cầu nối tích cực, kịp thời thông tin chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng đồng thời cũng là nơi chuyển tải cách làm hay, tấm gương tốt cần được biểu dương, nhân rộng và những hạn chế phải khắc phục trong công tác xây dựng Đảng.

Bà Trương Thị Mai nhấn mạnh Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII-năm 2023 cần bám sát các trọng tâm của công tác xây dựng Đảng để tiếp tục có thêm nhiều tác phẩm có sức lan toả tích cực, chuyển tải được yêu cầu của Đảng, mong muốn của nhân dân.

Phóng viên Võ Mạnh Hùng đại diện nhóm tác giả Báo Điện tử VietnamPlus nhận giải A cho loạt bài về nhân quyền. (Ảnh: Hiếu Hoàng/Vietnam+)

Phóng viên Võ Mạnh Hùng đại diện nhóm tác giả Báo Điện tử VietnamPlus nhận giải A cho loạt bài về nhân quyền. (Ảnh: Hiếu Hoàng/Vietnam+)

Đặc biệt, các tác phẩm phải khai thác những vấn đề mới để giải thưởng mang tính toàn diện hơn, đóng góp thiết thực cho công tác xây dựng Đảng, góp phần thực hiện di huấn của Bác Hồ, đó là xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là một Đảng chân chính, một Đảng vừa là đạo đức, vừa là văn minh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Giải Búa liềm vàng lần thứ VII đã thành công tốt đẹp. Tối 3/2, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt 6 Giải A, 12 Giải B, 18 Giải C, 30 Giải Khuyến khích và 8 Giải Chuyên đề.

Ban Chỉ đạo Giải đã xem xét, quyết định lựa chọn 3 đảng viên là đồng chí Vừ Y Dở, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; đồng chí Đặng Thị Dẫn, người Dao, Trưởng thôn Nậm Sò, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và Đại tá Trần Văn Nhân, Thầy thuốc Ưu tú-thương binh hạng 3/4, 73 tuổi đời, hơn 50 năm tuổi Đảng (phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) là nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm báo chí đoạt giải.

Danh sách các tác phẩm, tác giả đoạt Giải Búa liềm vàng lần thứ VII, năm 2022

*6 giải A:

- Loạt bài “Nâng cao nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Trọng Lâm, Tạp chí Cộng sản.

- Loạt bài “Hàng loạt quan chức hầu tòa: Lỗi cơ chế hay phẩm chất?” của nhóm tác giả Đoàn Xuân Bộ-Lê Ngọc Long-Nguyễn Hồng Hải-Cát Huy Quang-Nguyễn Anh Tuấn, Báo Quân đội nhân dân.

- Loạt bài “Tìm và bảo vệ những tiếng nói thẳng” của nhóm tác giả Lê Hiệp-Đình Phú, Báo Thanh Niên.

- Loạt bài “Làm chủ ‘sức mạnh mềm’ nhân quyền: Việt Nam tự tin tiến vào ‘sân chơi lớn’” của nhóm tác giả Võ Mạnh Hùng-Phạm Thanh Trà, Báo VietnamPlus-Thông tấn xã Việt Nam.

- Tuyến phóng sự “Tăng cường công tác quản lý đảng viên: Thà ít mà tốt” của nhóm tác giả Phan Thanh Hà-Hoàng Thị Tuyết Lê, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- “Talk Vietnam: Việt Nam, một tấm gương sáng ngời trong công cuộc phát triển và bảo đảm quyền con người-Trò chuyện với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres” của nhóm tác giả Tào Thị Thanh Xuân-Lê Hoàng Linh-Phạm Thùy Linh-Trần Anh Ngọc-Nguyễn Phương Anh-Trần Thế Vinh-Nguyễn Thái Tần-Nguyễn Hoàng Hiền-Đỗ Anh Quân-Chu Văn Chỉnh-Phạm Tuấn Anh - Nguyễn Tiến Vũ-Đào Văn Nguyên, Ban Truyền hình Đối ngoại-Đài Truyền hình Việt Nam.

*12 giải B:

- Chùm bài “Để từ chức trở thành văn hóa” của nhóm tác giả Minh Anh-Hoàng Yến-Tường Vy-Thanh Tùng, Tạp chí Xây dựng Đảng.

- Loạt bài “Đảng lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước” của tác giả Đàm Văn Lợi, Tạp chí Nội chính.

- Loạt bài “Đảng vững mạnh từ mỗi chi bộ và đảng viên” của nhóm tác giả Phương Quyên-Lê Mậu Lâm-Hạnh Nguyên-Tiểu Phương-Văn Toán, Báo Nhân Dân.

- Loạt bài “Bàn về “dụng nhân” trong Đảng” của tác giả Đỗ Anh, Tạp chí Xây dựng Đảng.

- Loạt bài “Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” của nhóm tác giả Hiền Hòa-Thu Hà-Phạm Cường-Thương Huyền-Đinh Phương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Loạt bài “Đảng vì Dân, Dân tin Đảng” của nhóm tác giả Mai Đức Thông-Nguyễn Thị Hoài Yên-Trịnh Thành Công-Trần Thị Liên, Báo Tuyên Quang.

- Tác phẩm phát thanh “Trọng dụng nhân tài vì một Việt Nam hùng cường” của nhóm tác giả Nguyễn Thục Hiền-Cao Thị Phương Lan-Trần Bá Duy, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Tác phẩm phát thanh “Kiểm soát quyền lực của cán bộ: Thực tiễn từ địa phương” của nhóm tác giả Lan Hương - Thùy Linh-Thanh Trang-Tạ Ngoãn-Hồng Tươi-Thanh Tú-Trọng Tuệ, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.

- Tác phẩm truyền hình “Chuyện chưa cũ” của nhóm tác giả Nguyễn Hoài Nam-Lê Thành Vinh-Nguyễn Như Thường-Lưu Công Luật-Phạm Thị Ngọc Hà-Vũ Ngọc Ninh-Nguyễn Hữu Phụng –Nguyễn Thi Tùng-Đặng Văn Đông-Đặng Vũ Nguyên-Trần Hồng Minh đến từ Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội).

- Phim tài liệu “Từ làng Đắk Mế đến Hội trường Diên Hồng” của nhóm tác giả Cáp Thị Tuyết Mai-Lê Minh Lợi-Giang Văn Hải-Nguyễn Thị Chinh-Nguyễn Đức Hiếu-Nguyễn Duy Dương-Nguyễn Văn Chiến-Tống Hoài Bắc, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

- Phóng sự tài liệu truyền hình “Chưa có chi bộ nào như thế” của nhóm tác giả Bùi Tấn Sỹ - Đỗ Xuân Lam, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Nam.

- Phóng sự truyền hình “Trên con đường đi tới” của nhóm tác giả Cao Anh Minh-Thái Thành Chung-Lương Vũ Phong-Ngô Minh Tuấn-Đào Trưng-Thu Hiếu-Hoàn Thiện-Vĩnh Tiến-Trần Tú-Minh Tấn, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

*18 giải C:

- Loạt bài “Quyết liệt thực hiện các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng” của tác giả Tiểu Phương, Báo Nhân Dân.

- Loạt bài “Công nghiệp Bắc Giang - Hành trình từ không đến có” của nhóm tác giả Hải Ánh-Thế Phương-Trịnh Lan, Báo Bắc Giang.

- Loạt bài “Khát vọng lên bờ” của nhóm tác giả Lê Thị Dung-Nguyễn Văn Hiếu-Đỗ Xuân Đức, Báo Thanh Hóa.

- Loạt bài “Điểm cuối “cánh tay nối dài” của Đảng ở những dân tộc thiểu số miền biên viễn Kom Tum” của nhóm tác giả Bách Hợp-Thanh Mai, Báo Đại biểu Nhân dân.

- Loạt bài “Chặn đứng những liên minh “ma quỷ” làm suy tàn đất nước” của tác giả Huy Hào, Báo Đầu tư.

- Loạt bài “Chống lợi ích nhóm trong xây dựng và áp dụng pháp luật” của nhóm tác giả Vân Anh-Hà Dung-Minh Ngọc, Báo Pháp luật Việt Nam.

- Loạt bài “Những đảng viên chân đất” của nhóm tác giả Quốc Ngọc-Thu Lê-Mẫn Nhi-Diễm Chi, Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Loạt bài “Bổ sung nguồn lực kế cận cho Đảng: Nhận thức đúng-hành động quyết liệt” của nhóm tác giả Quốc Hương-Tố Phương-Thanh Huê-Lê Phượng-Phan Nga, Báo Thanh Hóa.

- Loạt bài “Luân chuyển cán bộ: Bước tiến mang tính đột phá trong công tác cán bộ của Đảng” của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Sâm-Dương Phương Liên, Báo Điện tử Chính phủ.

- Loạt bài “Mở đường văn hóa từ chức” của nhóm tác giả Văn Kiên-Luân Dũng-Thái Hà-Kiều Tú-Tạ Thu Trang-Như Ý-Công Hùng-Trọng Tài, Báo Tiền Phong.

- Loạt bài “Chuyện về thôn cuối cùng ở Hải Dương có chi bộ” của tác giả Ninh Tuân, Báo Hải Dương.

- Tác phẩm “Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống: Khi người đứng đầu nhận việc khó” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thủy - Hà Thị Thu Thủy - Lê Hồng Hạnh, Kênh Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Tác phẩm “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực” của nhóm tác giả Nguyễn Pháp-Huy Hiểu-Khánh Ngọc-Thùy Vinh, Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội, phát trên Kênh Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Tác phẩm phát thanh “Người dẫn lối” của nhóm tác giả Lê Thị Liên-Nguyễn Thế Long-Đỗ Thị Tuyết Minh, Đài Phát thanh-Truyền hình Lào Cai.

- Tác phẩm “Xé rào vì dân” của nhóm tác giả Lê Hùng-Văn Phú-Vương Nam-Ngọc Tuấn, Truyền hình Nhân Dân.

- Tác phẩm truyền hình “Thắp lửa” của nhóm tác giả Thu Trang-Công Luận-Như Nguyệt-Thu Phương-Tiến Dũng, Đài Phát thanh-Truyền hình Kon Tum.

- Tác phẩm “Khi Quốc tế ca vang trên xứ đạo” của nhóm tác giả Hồng Quang Năm-Trọng Huy-Thành Đồng-Văn Bửu-Khoa Nhi, Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng.

- Phóng sự ảnh “Toả sáng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” giữa tâm lũ Kỳ Sơn của tác giả Phùng Ngọc Thăng, Báo Quân Khu 4.

*30 giải Khuyến khích:

- “Phòng, chống tham nhũng chính sách - Vấn đề hệ trọng, cấp bách hiện nay” của tác giả Thiện Văn, Báo Quân đội nhân dân.

- “Vĩnh Phúc đánh giá cán bộ bằng sản phẩm” của tác giả Lưu Trường , Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc.

- “Đối diện: Phản bác luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam” của nhóm tác giả Đỗ Đức Hoàng-Nguyễn Phương Mai-Đỗ Quang Anh-Lưu Hoàng Tuấn - Phạm Tuấn Trung-Lê Quang Hiệu-Đinh Quang Hạnh-Bùi Thị Bích Ngọc- Nghiêm Thế Dũng-Nguyễn Thái Thanh-Nguyễn Nam Việt-Lại Thanh Long-Trần Thanh Xuân-Nguyễn Văn Lương-Trần Việt Anh-Vũ Mạnh Hà-Trương Duy Huy-Lê Gia Hoàng-Nguyễn Duy Thành-Phạm Quang Trung-Lê Thị Thùy Dương-Nguyễn Thanh Tuấn-Phùng Thị Thu Trang, Ban Thời sự-Đài Truyền hình Việt Nam.

- “Son sắt một niềm tin” của nhóm tác giả Chu Thị Thu Hương-Đinh Hữu Trình, Báo Bắc Giang.

- “Kỷ luật nghiêm minh để bảo đảm tính minh bạch trên thị trường chứng khoán” của tác giả Minh Ngọc, Tạp chí Kiểm tra.

- “Con dâu bản Lưu Thông” của nhóm tác giả Ngọc Dũng-Trịnh Viên-Thanh Giang-Nguyễn Hưng, Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An.

- “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Nói là làm!” của nhóm tác giả Thu Hằng-Trung Sơn-Thuỳ Hương-Thuỳ Dương-Trần Ngọc Tú, Báo Tin tức-Thông tấn xã Việt Nam.

- “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Quyết tâm, quyết liệt, đồng lòng, nhân dân tin tưởng” của nhóm tác giả Trần Văn Vương-Đỗ Phú Thọ, Báo Lao động.

- “Gieo "hạt giống đỏ" dưới chân dãy Trường Sơn” của nhóm tác giả Chí Tuấn - Anh Thế-Diệp Anh -Đào Cảnh-Duy Thông-Xuân Tùng, Báo Đại biểu Nhân dân.

- “Người đứng đầu tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân: "Chìa khóa" tạo đồng thuận” của nhóm tác giả Đức Chuyên-Phạm Bằng-Hữu Quân-Mai Hoa, Báo Nghệ An.

- “Uy tín không đợi tuổi” của tác giả Nguyễn Hiền, Đài Phát thanh Truyền hình Gia Lai.

- “Quyết sách đúng, kinh tế Việt Nam bứt phá sau đại dịch” của tác giả Nguyễn Đình Đoàn Bổng-Phạm Lương Bằng-Lê Văn Dương-Phạm Văn Công-Đàm Xuân An, Báo điện tử VietNamNet.

- “Chuyện người đại tá gần dân” của nhóm tác giả Ngọc Toàn-Thế Cường-Hồng Ngân-Lý Dũng-Xuân Hòa-Bách Việt, Đài Phát thanh Truyền hình Tuyên Quang.

- “Mô hình "dân tin, Đảng cử" - Sự thể hiện sinh động mối quan hệ mật thiết giữa "lòng dân" với "ý Đảng" qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” của nhóm tác giả Nguyễn Chí Hiếu-Nguyễn Hoàng Việt - Mai Việt Bách-Phạm Thị Hạnh-Phạm Ngọc Hùng, Tạp chí Cộng sản.

- “Vụ Việt Á và "phép thử" cán bộ” của nhóm tác giả Quang Phong-Cấn Cường-Phương Thảo-Nguyễn Dương-Như Quỳnh-Nguyễn Trường, Báo Dân trí.

- “Cán bộ nghĩ đúng, làm trúng phải được bảo vệ” của nhóm tác giả Thu Hường-Văn Minh, Báo Sài Gòn Giải Phóng.

- “Phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước: Chủ trương đúng, trúng với yêu cầu” của nhóm tác giả Hà Bình-Thủy Tiên, Báo Kinh tế và Đô thị.

- “Hoa đỏ nơi đại ngàn” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy - Mai Công Huân, Đài Phát thanh Truyền hình Thanh Hóa.

- “Giải "bài toán" nguồn nhân lực chất lượng cao” của tác giả Hoàng Uyên, Báo Bạc Liêu.

- “Trọng trách của cơ quan tổ chức cấp uỷ” của tác giả Bùi Văn Tiếng, Tạp chí Xây dựng Đảng.

- "Văn hóa còn thì dân tộc còn" của nhóm tác giả Thu Trang-Thúy Hà, Báo Văn hóa.

- “Phát triển đảng trong vùng đồng bào có đạo - "đãi cát … tìm nguồn"” của nhóm tác giả Hoa Xuân - Văn Huỳnh, Báo Nam Định.

- “Những Đảng viên xả thân trong giặc lửa vì Thủ đô máu và hoa” của nhóm tác giả Trần Thị Hường-Đỗ Đình Dũng-Hà Sơn Thái-Trần Thị Hoa Quỳnh-Phạm Văn Tiệp, Báo Công thương.

- “Đi tìm vị trí cho văn phòng cấp ủy cơ sở” của nhóm tác giả Tiến Thành-Minh Giang-Đào Hoa-Minh Chiến, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Tĩnh.

- “Nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” của nhóm tác giả Lộc Thượng-Anh Minh, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam.

- “Ngư dân Trần Văn Cường: "Vì tôi là Đảng viên"” của nhóm tác giả Diệu Hà-Đại Dinh-Thanh Nga-Nguyễn Thịnh-Phước Hạnh, Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên-Huế.

- “Người thầy thuốc thương binh vùng Việt Bắc” của nhóm tác giả Trần Thanh Hải-Trịnh Phú Sơn, Báo Nhân Dân.

- “Người chiến sỹ mang quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc” của tác giả Quang Vinh, Báo Kon Tum.

- “Nghị quyết về chuyển đổi số - tham vọng hay quyết tâm của Lạng Sơn” của tác giả Lương Thị Lan Anh, Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn.

- “Để hiện thực hóa con đường phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” của tác giả Phó Giáo sư Trần Đình Huỳnh, Tạp chí Xây dựng Đảng.

*8 giải chuyên đề:

- Giải “Tác phẩm xuất sắc về tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng”: “Trên con đường đi tới” của nhóm tác giả Cao Anh Minh-Thái Thành Chung-Lương Vũ Phong-Ngô Minh Tuấn - Đào Trưng - Trường Giang-Thu Hiếu-Hoàn Thiện-Vĩnh Tiến-Trần Tú-Minh Tấn, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

- Giải “Tác phẩm xuất sắc về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng”: “Lời thề trước cờ Đảng” của nhóm tác giả Dương Quang Tùng-Phương Đông-Phạm Thịnh-Thạch Linh Nhâm-Anh Văn-Vũ Liễu-Thy Huệ-Đắc Huy-Hữu Dánh-Trần Quang-Duy Mạnh, Báo điện tử VTC News.

- Giải “Tác phẩm xuất sắc về đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng”: “Sinh hoạt Đảng trên nền tảng số” của nhóm tác giả Lâm Văn Minh-Vũ Văn Mạnh-Nguyễn Thị Thu-Nguyễn Quang Nghĩa-Đoàn Xuân Thủy-Đỗ Trung Hiếu-Nguyễn Hoàng Hải-Trịnh Ngọc Độ-Nguyễn Thị Kim Huệ, Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình.

- Giải “Tác phẩm xuất sắc phát triển lý luận về xây dựng Đảng”: “Nâng cao nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm, Tạp chí Cộng sản.

- Giải “Tác phẩm xuất sắc về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”: “Tăng cường sức đề kháng, tự "miễn dịch" trước thông tin xấu độc, xuyên tạc sai trái trên mạng xã hội hiện nay” của tác giả Cao Thị Phương, Tạp chí Xây dựng Đảng.

- Giải “Tác phẩm xuất sắc về đấu tranh chống "diễn biến hòa bình"”: “Đẩy mạnh nhận diện, đấu tranh với những âm mưu chống phá, thế lực thù địch” của tác giả Minh Đức, Báo Sài Gòn Giải Phóng.

- Giải “Tác phẩm xuất sắc về phát hiện tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”: “Níu "sợi dây" của đất trời” của tác giả Thu Thủy, Báo Vĩnh Phúc.

- Giải “Tác phẩm xuất sắc của tác giả là người Việt Nam ở nước ngoài”: “Từ các quy hoạch vùng cần tổ chức không gian phát triển quốc gia” của nhóm tác giả Steve Bùi-Ngô Phẩm Trân, Tạp chí Thời Đại.

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.