Giá phân bón tăng dựng đứng, có loại tới 72%, Bộ NNPTNT đề nghị thanh tra, chặn ngay việc đầu cơ kiếm lời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước tình hình giá phân bón, giá thức ăn chăn nuôi tăng quá cao, Tổ công tác 970 của Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố phía Nam tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

Giá phân bón tăng cao, nông dân chịu sao nổi?

Theo tổng hợp của Tổ Công tác 970 từ số liệu sản xuất trong nước và nhập khẩu phân bón cho thấy, giá phân bón hiện nay tăng quá cao so với đầu năm 2021.

Cụ thể, giá phân bón sản xuất trong nước có loại đã tăng hơn 70%. Ví dụ, phân đạm Cà Mau từ mức 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg (tăng 72%); phân DAP Đình Vũ tăng từ mức 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg (tăng 67,3%).

Đối với giá phân bón nhập khẩu, phân SA bột của Trung Quốc từ mức 3.270 đồng/kg lên 5.250 đồng/kg, tăng 60,6%; phân DAP nhập khẩu từ Trung Quốc từ 11.200 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg, tăng 50%.

Giá phân bón kali miểng Israel từ 6.650 đồng/kg lên 11.500 đồng/kg, tăng 72,9%.

 

Thời gian qua, giá phân bón tăng quá cao do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân. Trong ảnh: Vận chuyển đạm tại Cần Thơ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Thời gian qua, giá phân bón tăng quá cao do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân. Trong ảnh: Vận chuyển đạm tại Cần Thơ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)



Tại cuộc họp về tình hình tiêu thụ lúa hè thu của Bộ NNPTNT và các tỉnh phía, Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam - Tổ trưởng Tổ công tác 970 tỏ ra bức xúc khi giá phân bón tăng rất cao, có loại tăng 83% so với thời điểm tháng 1/2021 dù những khó khăn trong lưu thông đã được tháo gỡ.

"Giá phân bón sản xuất trong nước tăng quá cao như vậy thì nông dân làm sao chịu nổi?" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặt câu hỏi.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, giá vật tư đầu vào như phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tăng cao; việc kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, nhập khẩu không rõ nguồn gốc, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến thực phẩm, tình trạng đầu cơ tích trữ, tạo khan hiếm giả để tăng giá thu lợi đang là vấn đề bức xúc, làm tăng chi phí đầu vào sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, môi trường, sức khỏe người dân.

Giá phân bón tăng mạnh, đề nghị tăng cường thanh kiểm tra

Từ thực tế đó, ngày 9/8/2021, Tổ công tác 970 đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố Nam Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phía Nam chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh, Thanh tra Sở NNPTNT phối hợp với các sở ban ngành đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm.

Cục Quản lý thị trường tỉnh thường xuyên rà soát, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản), không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng, tạo khan hiếm giả kiếm lời.

Tổ công tác 970 cũng lưu ý khi triển khai thanh, kiểm tra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành để tránh chồng chéo, gây phiền hà cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp.



https://danviet.vn/gia-phan-bon-tang-dung-dung-co-loai-toi-72-bo-nnptnt-de-nghi-thanh-tra-chan-ngay-viec-dau-co-kiem-loi-20210810110600093.htm
 

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.