Gia Lai: Trị giá hàng hóa bán ra trên thị trường trước Tết đạt khoảng 80%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Công thương Gia Lai vừa có báo cáo về kết quả phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Theo đó, trong dịp Tết, các doanh nghiệp chủ lực và các chủ thể kinh doanh thương mại khác đảm bảo và phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân, không có hiện tượng mất cân đối cung cầu, khan hàng, sốt giá xảy ra. Hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi khá dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhiều doanh nghiệp cũng đảm bảo tổ chức bán hàng lưu động, tổ chức đưa hàng về nông thôn bằng các phương tiện vận tải nhẹ để phục vụ người dân.
Người dân tập trung mua sắm hàng trái cây rất đông tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku. Ảnh: Vũ Thảo
Người dân mua sắm tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku dịp Tết Nguyên đán 2022. Ảnh: Vũ Thảo
Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2022, các chủ thể kinh doanh thương mại chuẩn bị lượng hàng hóa trị giá khoảng 9.100 tỷ đồng, tương đương với năm trước, tăng từ 20-30% so với các tháng bình thường trong năm. Tuy nhiên, sức mua trên thị trường có phần hạn chế hơn mọi năm. Trị giá hàng hóa đã bán ra trên thị trường những ngày trước Tết đạt khoảng 80% so với kế hoạch dự trữ, tương ứng khoảng 7.280 tỷ đồng.
Thị trường các ngày từ 27-29 tháng Chạp rất sôi động, nhất là các mặt hàng bánh mứt, thực phẩm tươi sống. Các đơn vị kinh doanh xăng dầu đảm bảo thời gian mở cửa phục vụ người tiêu dùng. Đối với thị trường hoa Tết, tại TP. Pleiku và một số huyện, thị xã tổ chức chợ hoa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Việc cung cấp điện cũng được đảm bảo, không để xảy ra sự cố về điện. 
Sức mua các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm tăng rất mạnh trong ngày 29 Tết. Ảnh: Vũ Thảo
Sức mua các mặt hàng tươi sống tăng mạnh trong ngày 29 Tết. Ảnh: Vũ Thảo
Công tác phối hợp hoạt động kiểm tra, kiểm soát được tăng cường giữa các lực lượng chức năng, không để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ và nâng giá tùy tiện các mặt hàng thiết yếu. Nhìn chung, giá có tăng ở hầu hết mặt hàng nhưng không có trường hợp tăng giá đột biến. Giá cả hàng hóa như hàng thịt, cá tăng từ 5,6-13,6% so với đầu tháng 12-2021; rau củ quả tăng từ 7-9%; thực phẩm công nghệ tăng từ 8-13%... 
Hiện nay, các chủ thể kinh doanh thương mại đã khẩn trương ổn định kinh doanh trở lại, đưa những hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là các mặt hàng thịt gia cầm, gia súc, cá tươi các loại, rau củ quả… Theo đó, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường cơ bản đã trở lại bình thường.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.