Gia Lai: Tiêm vắc xin tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh bạch hầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 3173/KH-SYT về việc triển khai phòng-chống dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022.

Kế hoạch với mục tiêu chung là khống chế kịp thời dịch bệnh bạch hầu, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong; tạo miễn dịch chủ động bằng tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu trong cộng đồng.

Theo đó, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch bạch hầu với mục tiêu có trên 95% số đối tượng tại cộng đồng được tiêm phòng vắc xin Td (bạch hầu-Uốn ván) để chủ động phòng bệnh. Chiến dịch tiêm vắc xin Td sẽ triển khai tại 15 huyện, thị xã, thành phố và dự kiến hoàn thành trong qúi IV năm 2022.

Gia Lai phấn đấu có trên 95% số đối tượng tại cộng đồng được tiêm phòng vắc xin Td (Bạch hầu- Uốn ván) để chủ động phòng bệnh Bạch hầu. Ảnh: Như Nguyện
Gia Lai phấn đấu có trên 95% số đối tượng tại cộng đồng được tiêm phòng vắc xin Td (Bạch hầu-Uốn ván) để chủ động phòng bệnh bạch hầu. Ảnh: Như Nguyện

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, làm đầu mối hướng dẫn các đơn vị y tế về công tác chuyên môn, trực tiếp theo dõi, hướng dẫn việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Td tại các địa phương; tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng hàng ngày và đột xuất về Sở Y tế, UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm rà soát đối tượng, lập kế hoạch triển khai chiến dịch, kế hoạch thực hiện và tổ chức giám sát chặt chẽ tại các cơ sở khám-chữa bệnh, trường học, cộng đồng, chủ động phát hiện sớm các ca bệnh Bạch hầu xử lý kịp thời không để dịch bùng phát và lan rộng.

Các trung tâm y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang-thiết bị để phục vụ cho công tác phòng-chống dịch bệnh; đồng thời chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện công tác giám sát dịch bệnh đến tận thôn, làng; thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo tình hình dịch bệnh kịp thời, đầy đủ.

NHƯ NGUYỆN

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.