Gia Lai thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để bùng phát trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 20-7, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn gửi các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương về việc triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ 15 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng-chống dịch Covid-19 trực tuyến với các địa phương. 

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình phòng-chống dịch Covid-19; chủ động, sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch có thể xảy ra, kể cả khi dịch bùng phát trở lại; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần phục hồi nhanh và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Nhân viên y tế tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại điểm tiêm Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Nhân viên y tế tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại điểm tiêm Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính

Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, linh hoạt, hiệu quả 3 trụ cột phòng-chống dịch (xét nghiệm, cách ly, điều trị); công thức: 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng; đặc biệt lưu ý các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như bệnh nền, lực lượng tuyến đầu, công nhân, người cao tuổi...; không để tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí; hoàn thành sớm nhất việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4, bảo đảm theo tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng yêu cầu về chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Rà soát kế hoạch tiêm vắc xin 6 tháng cuối năm 2022, xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin năm 2023 và kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.

Các sở, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng-chống dịch Covid-19 và phục vụ khám-chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, bám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới để chủ động có giải pháp ứng phó; rà soát, bảo đảm năng lực thu dung, điều trị; tiếp tục tăng cường năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; tập trung phòng-chống dịch sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành khác.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tác dụng, hiệu quả của vắc xin và tiêm các mũi 3, mũi 4 trong việc ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, từ vong; các địa phương tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vắc xin đến từng địa bàn dân cư với tinh thần truyền thông đến mọi đối tượng, theo cách phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tượng truyền thông; tuyên truyền để Nhân dân hiểu, chia sẻ và tích cực tham gia, ủng hộ công tác phòng-chống dịch bệnh, cảnh báo về mức độ nguy hiểm của các biến chủng mới...

PHƯƠNG LINH 

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.