Gia Lai: Thêm 1 trẻ tử vong do bệnh dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 15-3, tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Gia Lai, tỉnh vừa ghi nhận thêm ca tử vong thứ 2 do bệnh dại trong năm 2024 và nâng tổng số ca tử vong do bệnh dại tại tỉnh lên 16 ca tính từ đầu năm 2023 đến nay.

Theo đó, trường hợp tử vong là em R.M.C (nam, SN 2013, làng Lung Prông, xã la Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). Theo lời khai của người nhà, khoảng vào giữa tháng 12-2023, cháu bé bị chó nhà hàng xóm (chó đang đẻ con) cắn vào cẳng chân 2 vết, vết thương xước da, có rỉ máu.

Sau khi chó cắn, cháu bé được người hàng xóm đưa ra y tế tư nhân để xử trí, rửa vết thương tuy nhiên không tiêm vắc xin phòng dại. Tại thời điểm cắn cháu bé, con chó chưa được tiêm vắc xin phòng dại và sau đó người nhà đã đập chết con chó.

Trở về nhà, gia đình tiếp tục tự rửa vết thương và chăm sóc cháu. Trong thời gian này bé chưa có biểu hiện bệnh, gia đình chủ quan cho rằng vết cắn chỉ xước qua da nên không cho cháu đi tiêm vắc xin.

Gia Lai tăng cường truyền thông về phòng- chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện

Gia Lai tăng cường truyền thông về phòng- chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện

Đến ngày 14-3-2024, cháu bé có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, sợ nước, sợ gió ở nhà có biểu hiện co rút tay chân được người nhà cho đi viện. Bệnh nhi vào Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ và được chuyển lên Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai để tiếp tục điều trị tối 14-3. Bệnh nhi được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực chống độc với biểu hiện hốt hoảng, kích thích, sợ nước, sợ gió, ăn uống kém, nôn ói được chẩn đoán: Dại lên cơn/viêm ruột. Được các bác sĩ thăm khám và giải thích về tình trạng bệnh của cháu, sáng 15-3, gia đình xin đưa cháu về nhà để tiện chăm sóc. Bệnh nhân tử vong tại nhà riêng cùng ngày.

Qua ghi nhận ca tử vong do bệnh dại, Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ đã tư vấn người nhà, người tiếp xúc gần với bệnh nhi tử vong do dại nguy cơ phơi nhiễm và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại. Đồng thời trung tâm tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến cộng đồng dân cư về sự nguy hiểm của bệnh dại nâng cao nhận thức của người dân về việc tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó nghi dại cắn hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn; tuyên truyền cho người nuôi chó cần xích, đeo rọ mõm khi thả chó ra ngoài, cần tiêm vắc xin phòng dại cho vật nuôi.

Được biết, trước đó, cuối tháng 2-2024, em R.M.Q (SN 2013, làng Sơr, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) cũng tử vong do bệnh dại sau 2 tháng bị chó nhà nuôi cắn nhưng không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.