Gia Lai tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động “Biển và hải đảo Việt Nam”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Từ ngày 18 đến 21-5, UBND TP Hải Phòng và Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động “Biển và Hải đảo Việt Nam” thu hút sự tham gia của gần 50 đội tuyên truyền lưu động các tỉnh thành trong cả nước.

Lễ khai mạc Hội thi sẽ diễn ra vào tối 18-5 tại Quảng trường Nhà hát TP. Hải Phòng.

Đội Tuyên truyền lưu động Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San sẽ tham gia đầy đủ 3 nội dung của Hội thi gồm: Diễu hành xe tuyên truyền, triển lãm và văn nghệ cổ động.

Chủ đề biển đảo thường xuyên được khai thác, thể hiện trong các hoạt động văn hóa văn nghệ tại Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Chủ đề biển đảo thường xuyên được khai thác, thể hiện trong các hoạt động văn hóa văn nghệ tại Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Ở phần thi diễu hành xe tuyên truyền, đơn vị sẽ trang trí xe tuyên truyền với cờ, hoa, áp phích, khẩu hiệu…Phần thi triển lãm trưng bày 30 ảnh chủ đề “Gia Lai hướng về biển đảo”, kết hợp giữa hình thức cổ động trực quan với tuyên truyền miệng. Ở phần thi văn nghệ cổ động, đơn vị góp mặt 5 tiết mục hát múa, độc tấu nhạc cụ dân tộc gồm: Cô gái Tây Nguyên ra thăm Trường Sa; Biển, anh và nỗi nhớ; Lính Trường Sa; Biển gọi nối vòng xoang; Tây Nguyên thắng trận.

Hội thi được tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của biển, đảo trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội; khẳng định chủ quyền thiêng liêng quốc gia về biên giới và biển đảo Việt Nam. Đây cũng là dịp tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc…

Có thể bạn quan tâm

Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Nhớ mùa toóc rã rơm khô

Nồng nàn rơm rạ quê hương

(GLO)- Rơm rạ từ lâu đã là một trong những hình ảnh thân thương của mọi miền quê trên dải đất hình chữ S, gắn liền với người nông dân “một nắng hai sương”, “chân lấm tay bùn”.
Đôi điều về chuyện đọc thơ

Đôi điều về chuyện đọc thơ

(GLO)- Là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, tôi có cơ hội được tham gia một số đêm thơ-nhạc. Tại những đêm thơ-nhạc này, các bài thơ được thể hiện với nhiều hình thức như trình diễn, đọc, ngâm... của chính tác giả hoặc các nghệ sĩ.
Trái bóng tuổi thơ

Trái bóng tuổi thơ

(GLO)- Không hiểu sao lũ con trai quê tôi đều mê trái bóng. Cũng lạ, cái thời đất nước khó khăn, truyền thông vắng bóng, lũ nhỏ đâu biết gì nhiều về môn “thể thao vua”, ấy vậy mà trái bóng tròn luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Chơi cùng chiếc bóng

Chơi cùng chiếc bóng

Lần nào lục kho ảnh cũ tôi cũng khựng lại trước hai tấm hình. Một cảm giác vừa thân thương vừa bùi ngùi xót xa. Đó là bức ảnh chụp con gái đầu của tôi đang chơi đùa với chiếc bóng của mình qua vệt nắng hắt từ ô cửa sổ phòng trọ.
Lời ngỏ cùng trăng

Lời ngỏ cùng trăng

(GLO)- Sau bao ngày nắng gắt, cơn mưa chiều buông xuống xóa tan mọi nóng bức, oi ả. Không khí trở nên trong lành, dịu mát như tiết thu. Phủ lên màn đêm tĩnh mịch, dìu dịu là ánh trăng bàng bạc, mong manh, loang vào đêm thẫm.
Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, người làm báo cần kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.
Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.