Gia Lai tăng cường phòng-chống dịch sốt xuất huyết Dengue

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 1424/KH-SYT về phòng-chống dịch sốt xuất huyết Dengue (SXH) năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Theo đánh giá, trong 5 năm (từ 2016 đến 2021) tình hình dịch SXH Dengue tại tỉnh ta diễn biến phức tạp, địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh là huyện Chư Prông, Mang Yang, Đức Cơ, TP. Pleiku. Chu kỳ dịch bệnh SXH Dengue khoảng 3 năm sẽ có một năm bùng phát dịch đó là năm 2016 (13.374 ca) và năm 2019 (11.450 ca). Các năm còn lại cũng có số ca mắc trung bình rơi vào khoảng 3.000-3.500 ca.
Để mục tiêu giảm tỷ lệ mắc SXH Dengue, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do SXH Dengue, các sở, ban, ngành, địa phương cần triển khai nhiều biện pháp khống chế kịp thời ổ dịch không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội vào công tác phòng chống SXH. Trong đó, tổ chức hiệu quả chiến dịch vệ sinh môi trường-diệt lăng quăng/bọ gậy phòng-chống dịch bệnh và diệt lăng quăng/bọ gậy tại các ổ dịch SXH Dengue. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng-chống SXH Dengue. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong do SXH Dengue.
Ngành Y tế phải bảo đảm công tác phân tuyến điều trị giảm quá tải bệnh viện tuyến tỉnh; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc SXH Dengue, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng, tử vong. Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng-chống dịch bệnh; kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng-chống dịch tại các địa phương. Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh.
Nhân viên y tế phường Phù Đổng (TP. Pleiku) phát tờ rơi tuyên truyền phòng-chống sốt xuất huyết cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Như Nguyện
Nhân viên y tế phường Phù Đổng (TP. Pleiku) phát tờ rơi tuyên truyền phòng-chống sốt xuất huyết cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Như Nguyện
100% cấp huyện, xã, tổ công tác cộng đồng phòng-chống dịch bệnh tổ chức thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường; trên 90% các hộ gia đình cam kết và thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường-diệt lăng quăng/bọ gậy, phòng-chống dịch SXH Dengue. Trên 80% số người dân trong vùng dịch hiểu được mức độ nguy hiểm của SXH Dengue và biết cách phòng-chống dịch bệnh. 
Bên cạnh đó, cần kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch cấp huyện, cấp xã để thống nhất chỉ đạo, điều hành, tập trung các nguồn lực; chủ động phòng-chống dịch SXH Dengue trên địa bàn huyện, xã. Xây dựng kế hoạch phòng-chống dịch SXH Dengue với phương châm 4 tại chỗ để chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng về kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị… ứng phó kịp thời với các tình huống dịch SXH Dengue xảy ra. Tăng cường công tác truyền thông phòng-chống dịch SXH Dengue; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm; phòng-chống dịch.
Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương vận động và cùng với người dân tham gia phòng-chống dịch SXH Dengue trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra, giám sát phòng-chống dịch SXH định kỳ và đột xuất tại các địa phương. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đối với tuyến tỉnh chọn 3 xã, phường; TP. Pleiku chọn 2 phường; mỗi huyện, thị xã chọn 1 xã, phường để giám sát trọng điểm và đánh giá nguy cơ.            
Tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân như tổ chức tọa đàm về phòng-chống dịch SXH, phát sóng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua pano, tờ rơi, tờ gấp và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng; truyền thông trên mạng xã hội. Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, cụ thể, hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để mọi người dân dễ tiếp thu và thực hiện, chú trọng tuyên truyền những biện pháp phòng, chống dịch SXH.
Cần chú trọng việc kiểm tra, rà soát, bổ sung, sửa chữa trang thiết bị, vật tư, hóa chất, phương tiện, kinh phí phục vụ công tác phòng-chống dịch tại các tuyến để chủ động kịp thời triển khai các biện pháp phòng-chống khi có dịch SXH Dengue xảy ra. Các cơ sở khám-chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, giường bệnh sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân. Bảo đảm thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng-chống dịch bệnh. Đồng thời, điều phối hỗ trợ nhân lực, cử các đội RRT (đội phản ứng nhanh) tuyến tỉnh hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch khi cần thiết. Chủ động chuẩn bị phương án mở rộng cơ sở điều trị, huy động nguồn lực bệnh viện, bổ sung kế hoạch thu dung điều trị để kịp thời ứng phó khi dịch bệnh bùng phát lan rộng. 
Ngoài ra, các bệnh viện, trung tâm y tế chủ động xây dựng kế hoạch và phương án để tổ chức khu cách ly, phân luồng bệnh nhân SXH Dengue, không để lây lan trong môi trường bệnh viện; đảm bảo giường bệnh, thuốc, vật tư y tế, hóa chất, trang thiết bị, phòng hộ cá nhân… để thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân kịp thời khi có dịch xảy ra. Củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động của các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các cơ sở điều trị tuyến dưới. Tăng cường công tác truyền thông-giáo dục sức khỏe phòng-chống SXH Dengue cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về công tác phòng-chống dịch bệnh.
HÀ SỰ

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.