Gia Lai: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 13-10, đồng chí Hồ Phước Thành-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2021.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong 9 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 2.128 vụ với 1.878 đối tượng (giảm 79 vụ so cùng kỳ năm 2020); khởi tố hình sự 62 vụ với 64 đối tượng (giảm 2 vụ và tăng 27 đối tượng so với cùng kỳ năm 2020); xử phạt vi phạm hành chính 1.742 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước 32,744 tỷ đồng (tăng 5,4 tỷ đồng). Trong các vụ phát hiện, bắt giữ và xử lý có 669 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 1.441 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 18 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Quang cảnh hội nghị ghị. Ảnh: Vũ Thảo
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Thảo


Trong 3 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đề ra nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ như tiếp tục thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát mật phục tại địa bàn trọng điểm (khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở tiếp giáp với Campuchia); kiểm tra, kiểm soát xuất-nhập khẩu, xuất-nhập cảnh, phương tiện và người từ nội địa vào khu vực biên giới. Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ nay đến Tết Nguyên đán 2022. Tăng cường công tác trinh sát, phối hợp hiệu quả, nắm chắc địa bàn, tuyến đường trọng điểm, khu vực biên giới, cửa khẩu, các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà kho, bến bãi, nơi tập kết hàng giả, hàng lậu quy mô lớn… để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu, hoạt động gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, đặc biệt là các mặt hàng như: gỗ, thuốc lá ngoại nhập lậu, rượu ngoại, pháo, sữa, phân bón, xăng dầu, gas, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, xa xỉ phẩm, mặt hàng dùng cho công tác phòng-chống dịch Covid-19…

  Đồng chí Hồ Phước Thành-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vũ Thảo
Đồng chí Hồ Phước Thành-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vũ Thảo



Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành đề nghị Cục Quản lý Thị trường Gia Lai-cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tiếp tục phối hợp với các đơn vị rà soát các quyết định, quy chế làm việc, triển khai lấy ý kiến các sở, ngành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó, công nghệ số đang là xu thế để chúng ta tiếp cận sớm, đó cũng chính là môi trường để các đối tượng mua bán hàng giả, hàng lậu. Vì vậy, cần tập trung công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước; tập trung tuyên truyền, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, lấy đây là tiêu chí hành động vì thương hiệu Việt. Cùng với đó, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thị trường để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm đối với những mặt hàng ảnh hưởng đến nền kinh tế, chất lượng đời sống của người dân.
 

VŨ THẢO
 

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.