Gia Lai: Sửa đổi, bổ sung nội dung phân loại, đánh giá nguy cơ, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 28-1, Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai có Công văn số 56/CV- BTTr-BCĐ về việc sửa đổi và bổ sung một số nội dung trong hướng dẫn phân loại nguy cơ và định hướng xử trí, cách ly, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2.

Lực lượng chức năng lấy thông tin y tế người dân trong khu vực phong tỏa làng Phung (xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Lực lượng chức năng lấy thông tin y tế người dân trong khu vực phong tỏa tại làng Phung (xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính


Theo đó, để tiếp tục phân loại, đánh giá nguy cơ cụ thể cho từng đối tượng, phân loại người bệnh đúng cách và bố trí người nhiễm SARS-CoV-2 vào cơ sở phù hợp, đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả, tạo điều kiện cho người nhiễm SARS-CoV-2 được cách ly tại nhà/nơi cư trú đối với những trường hợp nguy cơ thấp; đồng thời tối ưu hóa nguồn lực của ngành y tế và xã hội, Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thống nhất một số nội dung sau:

Thay đổi nội dung đánh giá đối với người nhiễm SARS-CoV-2: Thống nhất bắt đầu từ ngày 29-1-2022 bãi bỏ nội dung: “Kết quả các xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính có tải lượng vi rút thấp (giá trị CT>30)” trong đánh giá, phân loại nguy cơ ban đầu đối với trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 được quy định tại điểm a, tiểu mục 2.2.1, mục 2.2 thuộc Công văn số 05/CV-BTTr-BCĐ ngày 3-1-2022 của Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh về việc hướng dẫn phân loại nguy cơ và định hướng xử trí, cách ly, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2.

Tổ chức thực hiện cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà/nơi cư trú: Đối với các trường hợp được đánh giá là “nguy cơ thấp” quy định tại Công văn số 05/CV-BTTr-BCĐ: Sau khi đánh giá và phân loại: tiến hành kiểm tra, xác nhận đảm bảo điều kiện cách ly tại nhà và cam kết thực hiện được quy định tại Công văn số 743/CV-BTTr-BCĐ ngày 6-12-2021 của Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện cách ly, giám sát y tế tại nhà/nơi lưu trú trong phòng-chống dịch Covid-19. Trung tâm Y tế cấp huyện tham mưu Ban chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 cấp huyện ban hành Quyết định cách ly điều trị tại nhà/nơi cư trú và Quyết định kết thúc cách ly điều trị tại nhà theo quy định đối với các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 sau thời gian kết thúc cách ly. Chỉ đạo trạm y tế cấp xã, trạm y tế lưu động quản lý nghiêm ngặt, giám sát, cách ly, chăm sóc, điều trị hiệu quả tại nhà; lập hồ sơ chăm sóc, áp dụng các biểu mẫu, phụ lục báo cáo theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 5143/QĐ-BCĐ ngày 19-11-2021 của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai quản lý người nhiễm Covid-19, các trường hợp F0 tái dương tính, người tiếp xúc gần (F1) tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai; kết nối thông tin và cung cấp các gói thuốc cơ bản cho F0 điều trị tại nhà.

Lấy mẫu xét nghiệm cho F0 vào ngày thứ 10 (tổ y tế lưu động và trạm y tế xã thực hiện). Nếu kết quả âm tính: kết thúc cách ly và tự theo dõi sức khỏe; nếu dương tính: tiếp tục cách ly và xét nghiệm vào mỗi 3 ngày cho đến khi âm tính. Tiêu chuẩn kết thúc cách ly, điều trị tại nhà/nơi cư trú và được xác nhận khỏi bệnh được quy định tại Công văn số 46/CV-BTTr-BCĐ ngày 23-1-2022 của Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh về việc điều chỉnh một số tiêu chí trong xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và điều kiện kết thúc cách ly điều trị đối với F0. Sau khi kết thúc cách ly chăm sóc, điều trị tại nhà cần tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo.

 

KIỂU PHAN
 

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.