Gia Lai: Phòng chống bệnh dại và quản lý chặt chẽ chó nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời tiết đang trong giai đoạn nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bệnh dại phát triển. Trong khi đó, hình thức nuôi chó, mèo thả rông còn phổ biến tại các địa phương, đặc biệt là ở vùng nông thôn; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt thấp, nguy cơ bệnh dại bùng phát và gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người rất cao...  
Để chủ động phòng, chống bệnh dại động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai đã có Công văn số 871/UBND-NL yêu cầu các sở ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm túc Chương trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021 đã ban hành theo Quyết định 261/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh, cùng các chỉ đạo liên quan của Trung ương và tỉnh về phòng, chống bệnh dại.  
Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng, chống bệnh dại trên động vật theo quy định, kịp thời tham mưu các giải pháp chỉ đạo xử lý khi có dịch xảy ra. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đợt tiêm phòng vắc xin dại cho động vật đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định... Phối hợp, chia sẻ thông tin với Sở Y tế  để triển khai thực hiện tốt các hoạt động về phòng, chống bệnh dại. 
Chủ vật nuôi phải cam kết không thả rông chó. Ảnh: Thanh Nhật
Chủ vật nuôi phải cam kết không thả rông chó. Ảnh: Thanh Nhật
Sở Y tế  chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tốt các hoạt động phòng chống bệnh dại trên người.  Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cung cấp thông tin  bệnh dại trên người và động vật. Sở Thông tin Truyền thông phối hợp với Sở Y tế,  Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan báo, đài và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai lưu ý Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban Nhân dân cấp xã tăng cường chia sẻ thông tin về  bệnh dại, tổ chức giám sát và xử  ký kịp thời, hiệu quả  khi có bệnh dại xảy ra trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác quản lý đàn chó nuôi, thống kê tổng đàn và lập sổ quản lý đàn chó nuôi. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các quy định về nuôi chó và các chế tài xử lý vi phạm về nuôi chó, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại, biện pháp phòng chống bệnh dại,  nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng. 
Bên cạnh đó, các hộ nuôi chó đăng ký với chính quyền địa phương và cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về nuôi chó và chấp hành việc nuôi giữ chó trong khuôn viên gia đình, thực hiện xích, nhốt, rọ mõm cho chó nuôi theo quy định để ngăn ngừa, giảm thiểu các trường hợp chó cắn người, giảm thiểu nguy cơ chó nhà bị chó dại tấn công và các nguy cơ bùng phát bệnh dại... 
Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.