Gia Lai: Phấn đấu đến năm 2020 có 7 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) để nghe báo cáo thông qua “Đề án phát triển kinh tế-xã hội gắn với xây dựng NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020”.
 

Ảnh: Thảo Nguyên
Ảnh: Thảo Nguyên

Đề án được xây dựng trên địa bàn 7 xã biên giới thuộc 3 huyện: Ia Grai (2 xã), Đức Cơ (3 xã), Chư Prông (2 xã) với mục tiêu tiến hành đồng thời việc giảm nghèo nhanh, bền vững với xây dựng NTM nhằm giúp các xã sớm đạt được bộ tiêu chí về NTM; từng bước phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng-an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên tuyến biên giới của tỉnh. Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực tập trung đầu tư có trọng điểm vào các xã, để đến hết năm 2020 có thêm 6 xã đạt 19 tiêu chí NTM, nâng số xã đạt 19 tiêu chí  NTM lên 7 xã. Tổng vốn đầu tư theo đề án là hơn 893 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 62,2%, vốn tín dụng 6,79%, vốn từ các doanh nghiệp 9,45%, vốn nhân dân đóng góp 21,55%.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên đã ghi nhận và lưu ý cần thực hiện một số tiêu chí về hạ tầng kinh tế-xã hội, tiêu chí thu nhập, tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo cho phù hợp và sát với điều kiện thực tế của từng địa phương. Về cơ cấu nguồn lực, phải rà soát, cân đối lại khả năng của từng địa phương, đồng thời huy động các nguồn lực khác để tính toán cho hợp lý; cần phân theo từng giai đoạn đầu tư, đặc biệt phải xác định đầu tư tập trung danh mục ưu tiên, xác định tiêu chí nào có khả năng hoàn thành trước thì tập trung nguồn lực vào đó. Ngoài ra, cần thực hiện việc lồng ghép các chương trình, chính sách đầu tư gắn với xây dựng NTM để mang lại hiệu quả tốt nhất, nhất là việc thực hiện quy hoạch sản xuất gắn với gia tăng giá trị sản xuất tại khu vực biên giới, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng vùng...

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.