Gia Lai phấn đấu 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường vào năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký Quyết định số 160/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non (GDMN) vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, toàn tỉnh hiện có 265 trường mầm non (223 trường công lập, 7 trường dân lập, 35 trường tư thục, 221 nhóm độc lập tư thục) với 943 điểm trường lẻ và 87.467 trẻ. Trong đó, có 102 trường mầm non thuộc vùng khó khăn với 540 điểm trường, 1.172 nhóm, lớp và 35.829 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ vùng khó khăn ra lớp là 4,9%; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 88,7%.

Toàn tỉnh hiện có 2.947 phòng học, 1.154 bộ đồ dùng dạy học tối thiểu và 984 bộ đồ chơi ngoài trời. Riêng các trường mầm non thuộc vùng khó khăn có 1.142 phòng học (26 phòng học nhờ, tạm), 516 bộ đồ dùng dạy học tối thiểu và 284 bộ đồ chơi ngoài trời; thiếu 1.427 bộ đồ dùng dạy học tối thiểu, 604 bộ đồ chơi ngoài trời và 126 phòng học so với nhu cầu đến năm 2030.

Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 8% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN. Ảnh: Mộc Trà
Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 8% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN. Ảnh: Mộc Trà

Những năm qua, các trường mầm non vùng khó khăn đã tăng cường công tác phối kết hợp với ban, ngành, chính quyền địa phương, tuyên truyền phụ huynh và cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch bệnh; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học; phát triển mô hình bán trú nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non. Trẻ 5 tuổi được đánh giá theo Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi đạt 100% và hoàn thành Chương trình GDMN đạt trên 90%.

Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ở các vùng khó khăn hiện khá thấp; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi còn khá cao; điều kiện dạy và học còn nhiều thiếu thốn. Do đó, mục tiêu mà Kế hoạch đề ra nhằm hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền…

Cụ thể, tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 8% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN; bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Hàng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

Đến năm 2030, phấn đấu có ít nhất 11% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 92% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN; bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ và phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; đồng thời, phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm và xây mới trường học, bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh cũng đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển GDMN vùng khó khăn. Trong đó, tập trung vào việc bảo đảm chính sách, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao năng lực đội ngũ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, huy động nguồn lực và triển khai chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm tiếp nhận, văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.

Sở Giáo dục và Đào tạo được UBND tỉnh giao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cùng UBND cấp huyện thực hiện các nội dung trong Kế hoạch. Kinh phí thực hiện được trích từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hàng năm của ngành, địa phương theo phân cấp quản lý; nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao và giai đoạn 2026-2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước; nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.