Gia Lai: Hơn 26 ngàn hộ gia đình nhận hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 20-11, đoàn giám sát do bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9-9-2015 của Chính phủ.

 Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2019, diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 633.325,46 ha; trong đó, rừng tự nhiên hơn 543.131 ha, rừng trồng hơn 90.193 ha. Từ năm 2016 đến nay, đã có 26.188 lượt hộ gia đình nhận hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, trong đó có 25.520 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số, 668 hộ người Kinh nghèo và 682 lượt cộng đồng; hạn mức khoán trung bình cho hộ gia đình là 12,87 ha/hộ, cộng đồng là 191,97 ha/cộng đồng.

Giai đoạn 2016-2020, các đơn vị, địa phương cân đối bố trí từ nguồn dịch vụ môi trường rừng, vốn hỗ trợ ngân sách để triển khai chính sách khoán bảo vệ rừng với mức hỗ trợ trung bình 400 ngàn đồng/ha/năm. Riêng năm 2019 và 2020, tại một số đơn vị, địa phương có diện tích rừng giao khoán nằm ở lưu vực sông Sê San có đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng cao nên các hộ nhận khoán được hưởng cao hơn mức 400 ngàn đồng/ha/năm. Tổng kinh phí đã chi trả cho các hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán từ năm 2016 đến 2020 là hơn 187,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách hơn 70,9 tỷ đồng, dịch vụ môi trường rừng hơn 116,6 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh không triển khai hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh mà chỉ triển khai hỗ trợ bảo vệ rừng cho các cộng đồng được giao rừng; chưa triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng phòng hộ và trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy… Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, các hộ gia đình chỉ thực hiện trồng rừng sản xuất trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã sử dụng đất ổn định từ 3 năm trở lên không có tranh chấp. Tuy nhiên, diện tích này chưa được cấp có thẩm quyền giao hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài.

 Người dân huyện Ia Grai vận chuyển cây giống đến nơi trồng rừng. Ảnh: Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân huyện Ia Grai vận chuyển cây giống đến nơi trồng rừng.  Ảnh: Nguyễn Diệp


Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để triển khai có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: hiện nay chưa có diện tích đất lâm nghiệp được giao có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền cho các hộ gia đình để trồng rừng sản xuất, phòng hộ, phát triển lâm sản ngoài gỗ nên chưa triển khai hỗ trợ trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy và chính sách tín dụng cho việc phát triển rừng sản xuất theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP…

Tại buổi giám sát, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề xuất, kiến nghị một số vấn đề như: cần mở rộng đối tượng áp dụng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số không phân biệt vùng; Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ tỉnh Gia Lai triển khai hiệu quả Nghị định 75/2015/NĐ-CP; xem xét hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất ổn định lâu dài nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền…

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.