Gia Lai đổi mới hoạt động bảo tàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đổi mới, xây dựng hình ảnh gần gũi hơn với nhiều hoạt động hấp dẫn, đa dạng là mục tiêu mà Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang hướng tới và bắt đầu để lại ấn tượng trong lòng người dân và du khách.

logo-van-hoa-va-phat-trien.jpg

Cuối năm 2024, Bảo tàng tỉnh tiến hành chỉnh lý Phòng Địa lý, tự nhiên và lịch sử Gia Lai trước năm 1945.

Trước đây, khu vực này thiếu ánh sáng, không gian trưng bày chưa tạo được sự thu hút. Sau khi hoàn thành việc chỉnh lý, không gian sáng đẹp hơn, chủ điểm trưng bày mạch lạc hơn với phần trung tâm là một “khu rừng” thu nhỏ giới thiệu tiêu bản một số loài thú rừng Tây Nguyên một cách trực quan.

Xung quanh là các hiện vật của Di chỉ làng Gà (huyện Chư Prông); Di chỉ Biển Hồ (TP. Pleiku); 2 bảo vật quốc gia gồm Phù điêu Phật Champa Tây Nguyên và Sưu tập công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê.

Nét mới là một số hiện vật được trưng bày trên bàn xoay giúp du khách quan sát tổng thể hiện vật ở nhiều phía. Cùng với đó, Bảo tàng bổ sung nhiều hiện vật quý phát hiện tại hố thiêng trong quá trình khai quật di tích An Phú (xã An Phú, TP. Pleiku) như: lá vàng, hạt treo, hạt đính…

Thuyết minh viên Phạm Thị Phương Thảo giới thiệu góc nhỏ vừa được làm mới, đó là cụm tượng mô phỏng cảnh sinh hoạt của người tiền sử. Theo chị Thảo, nhiều du khách, nhất là thanh thiếu nhi rất thích thú với không gian vừa chỉnh lý này.

1-lam-nguyen.jpg
Phòng Địa lý, tự nhiên và lịch sử Gia Lai trước năm 1945 vừa được Bảo tàng tỉnh tiến hành chỉnh lý. Ảnh: L.N

Không chỉ vậy, khuôn viên Bảo tàng cũng được đầu tư để tạo cảnh trí hài hòa, thân thiện, gần gũi. Chị Nguyễn Thị An-Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh) cho biết: Đơn vị vừa đầu tư khu vườn tượng chủ đề “Tượng và hoa” trên diện tích hơn 700 m2, làm thành không gian liên hoàn khi kết nối hài hòa với mô hình phục dựng làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang), quê hương Anh hùng Núp và tượng người anh hùng thuở niên thiếu.

Lối vào vườn tượng là chiếc cổng hoa rực rỡ hình dáng hoa văn mặt trời 8 cạnh. Khu vườn có tổng cộng khoảng 70 bức tượng gỗ dân gian Jrai, Bahnar đủ các kích cỡ, đậm tính truyền thống văn hóa-lịch sử.

Gần đó có thêm 2 guồng quay nước bằng tre mang đến nét độc đáo của đồng bào các dân tộc phía Bắc. Không gian tổng thể này vừa tạo cơ hội để du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống, vừa thư giãn, check-in.

Ngoài những nỗ lực trên, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã có nhiều cố gắng thực hiện mục tiêu giáo dục di sản cho học sinh và các tầng lớp nhân dân thông qua việc tổ chức thành công một số chương trình như: Về miền di sản, Ngày hội di sản văn hóa, hội thảo “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản văn hóa địa phương”.

Nơi này còn trở thành điểm đến thân thuộc thông qua các hoạt động triển lãm như: triển lãm tranh “Dấu ấn đại ngàn” của họa sĩ Mai Quý Ngọc, triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku”…

Chưa hết, năm qua, tại triển lãm “Tây Nguyên trong hội họa Việt Nam”, lần đầu tiên Bảo tàng tỉnh phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu hình thức trình chiếu tranh kỹ thuật số đến công chúng tại Gia Lai.

Cùng với lối trưng bày truyền thống, hiệu ứng xử lý kỹ thuật số mang đến những cảm xúc đặc biệt, người xem có cảm giác được hòa mình vào không gian tác phẩm.

2-lam-nguyen.jpg
Việc trưng bày trên bàn xoay giúp du khách chiêm ngưỡng hiện vật ở nhiều phía. Ảnh: L.N

Theo Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh, trong năm 2025, đơn vị tiếp tục đầu tư khu trưng bày ngoài trời một số hiện vật văn hóa Chăm như bệ thờ, bản phục chế bia đá Tư Lương…

Một nhiệm vụ quan trọng khác là triển khai thực hiện Nghị quyết số 374/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với tổng kinh phí 6,7 tỷ đồng.

Đây là dự án thành phần của Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Gia Lai giai đoạn 2023-2025”, qua đó tôn vinh di sản, tạo sức hút cho du lịch.

Dự án có các hạng mục: cải tạo, chuyển đổi các phòng chưa sử dụng hết công năng tại tầng 3 của Bảo tàng tỉnh như kho đồ mộc, dệt, da; phần hành lang và phòng làm việc tại tòa nhà chính của Bảo tàng tỉnh thành không gian riêng trưng bày “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” với diện tích dự kiến 431 m2.

“Tất cả những đổi mới trên xuất phát từ trăn trở của lãnh đạo, viên chức trong đơn vị nhằm thu hút công chúng và phục vụ du khách tốt hơn”-chị An khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.