Gia Lai đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-6, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 231/CV-BCĐ về tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp để phòng-chống dịch trong tình hình mới và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh hiện nay cơ bản đã được khống chế, tuy nhiên không được chủ quan, lơ là vì nguy cơ dịch có thể bùng phát trở lại do biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2. Đặc biệt, công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi bổ sung và mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên triển khai chậm, tỷ lệ tiêm chủng còn rất thấp, đáp ứng miễn dịch và độ bảo vệ của vắc xin phòng Covid-19 đã bắt đầu giảm trong cộng đồng; nhất là người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người chưa tiêm đủ mũi cơ bản trì hoãn do mắc Covid-19.

 Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp để phòng- chống dịch trong tình hình mới và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp để phòng-chống dịch trong tình hình mới và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Như Nguyện



Vì vậy, để chủ động kiểm soát tình hình dịch, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho Nhân dân; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới; Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch tỉnh giao Sở Y tế-cơ quan Thường trực phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh tham mưu xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế đáp ứng với mọi tình huống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch và các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả; triển khai phòng-chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển chiến lược từ mục tiêu “kiểm soát số ca mắc" sang “kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong"; tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch. Bố trí nhân lực, chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, trang-thiết bị y tế để phục vụ công tác phòng-chống dịch; tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch tỉnh về các biện pháp phòng-chống dịch. Chỉ đạo các cơ sở khám-chữa bệnh thực hiện nghiêm túc các quy trình tiếp nhận phân loại và điều trị các trường hợp mắc Covid-19 nhập viện có nguy cơ cao, rất cao để triển khai phương pháp điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, ngành Y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, điều trị, trang-thiết bị y tế, vật tư, hóa chất phục vụ công tác thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh; đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm. Tăng cường công tác khám-chữa bệnh bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đốn đốc đẩy nhanh công tác tiêm chủng vắc xin tại các huyện, thị xã, thành phố, nhất là các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp; chỉ đạo sử dụng vắc xin trong tháng 6-2022, không để xảy ra tình trạng lãng phí.

Sở Giáo dục và Đào tạo; Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện xác thực thông tin (cấp mã định danh) người dân trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để đảm bảo điều kiện triển khai tiêm chủng trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên; Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan báo, đài địa phương và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin đến người dân, doanh nghiệp để chủ động thực hiện tốt “mục tiêu kép"; nâng cao nhận thức về lợi ích, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động, phối hợp, triển khai thực hiện chương trình phòng-chống dịch Covid-19 có hiệu quả. Tăng cường sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp để triển khai tiêm vắc xin trên địa bàn tỉnh được hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Đề nghị các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy chỉ đạo hệ thống chính trị tập trung tuyên truyền, triển khai có hiệu quả công tác phòng-chống dịch, đẩy mạnh tiêm vắc xin để phòng-chống dịch Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế.

 

NHƯ NGUYỆN

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?