Gia Lai đảm bảo công tác khám chữa bệnh, cấp cứu ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Thống kê của Sở Y tế tỉnh Gia Lai, tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu trong 6 ngày nghỉ Tết (từ 21-1 đến 26-1) là 3.399 bệnh nhân, giảm 553 trường hợp so với cùng kỳ; trong đó có 2.185 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú.

Ông Lê Bá Công-Chánh Văn phòng Sở Y tế Gia Lai thông tin, trong 6 ngày nghỉ Tết, các đơn vị y tế đã thực hiện 107 ca phẫu thuật cấp cứu. Tổng số trường hợp tử vong là 14 trường hợp (trong đó có 3 trường hợp tử vong nội viện, 11 trường hợp tử vong ngoại viện), giảm 6 trường hợp so với cùng kỳ.

Đặc biệt, trong 6 ngày nghỉ Tết, tổng số ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 491 trường hợp, giảm 76 trường hợp so với cùng kỳ; trong đó có 234 trường hợp nhập viện, 6 trường hợp tử vong (1 nội viện, 5 ngoại viện), tăng 2 trường hợp tử vong so với cùng kỳ. Tổng số ca khám, cấp cứu do đánh nhau là 75 trường hợp, giảm 4 trường hợp so với cùng kỳ, có 26 trường hợp nhập viện, không có trường hợp tử vong.

Khám chữa bệnh cho người dân tại Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Quân y 15). Ảnh: Như Nguyện

Khám chữa bệnh cho người dân tại Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Quân y 15). Ảnh: Như Nguyện

Năm nay, các cơ sở điều trị đã tiếp nhận khám cấp cứu cho 15 trường hợp do pháo nổ, pháo hoa, nhập viện 9 trường hợp, không có trường hợp tử vong. Không ghi nhận các trường hợp đến khám, cấp cứu do vũ khí, vật liệu nổ tự chế. Dù không có tử vong, nhưng có trường hợp thương tật, mù lòa do pháo nổ, pháo bông. Trong đó, ngày đầu năm mới, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên đã tiếp nhận một trường hợp cấp cứu do liên quan pháo bông. Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Lành- Giám đốc Bệnh viện Mắt Cao Nguyên đây là trường hợp hết sức đáng tiếc vì dù đã kịp nhắm mắt nhưng sức công phá của pháo hoa không hề nhỏ gây vỡ nhãn cầu, xuất huyết toàn nhãn và hậu quả là gây mù lòa đối với bệnh nhân sau này.

Ngoài các tai nạn trên, số ca khám cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa trong 6 ngày nghỉ Tết là 26 trường hợp, giảm 10 trường hợp so với cùng kỳ; nhập viện 21 trường hợp; trong đó ghi nhận 1 trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm; không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Ngọc Thanh Trang-Trưởng phòng Nghiệp vụ Tổng hợp (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh) cho biết: Nạn nhân tử vong do ăn trứng cóc. Theo đó, chiều 22-1, anh Uinh (SN 2004, con rể chủ nhà là ông Jôih, làng Kret Krot, xã H’ra, huyện Mang Yang) đã bắt 6 con cóc về làm thịt. Đến 20 giờ cùng ngày, anh Uinh cùng với gia đình gồm ông Jôih (SN 1958), bà Blơh (SN 1959), bà Blơt (SN 2003) đã ăn thịt và trứng cóc tại nhà. Đến khoảng 00 giờ ngày 23-1 thì cả 4 người đều xuất hiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng và được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Mang Yang, sau đó chuyển lên Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, Ông Jôih được xác định chết ngoại viện. Hiện bà Blơh, anh Uinh và chị Blơt sức khỏe đã ổn định và về nhà.

Các y, bác sĩ làm việc xuyên Tết, đảm bảo công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân. Ảnh: Như Nguyện
Các y, bác sĩ làm việc xuyên Tết, đảm bảo công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân. Ảnh: Như Nguyện

Đối với công tác phòng-chống dịch, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các trung tâm y tế và các bệnh viện tùy theo chức năng nhiệm vụ đã tiếp tục triển khai các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 nói riêng và các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh. Phân công trực chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán nghiêm túc, đảm bảo nhân lực đầy đủ khi có tình huống xảy ra. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện cho công tác đáp ứng phòng-chống dịch bệnh. Đã duy trì đường dây nóng đảm bảo thông suốt 24/24 giờ phục vụ công tác báo cáo dịch bệnh của các huyện, thị xã, thành phố được thuận tiện, nhanh chóng trên phạm vi toàn tỉnh.

Từ 20-1 đến 26-1-2023 không ghi nhận trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Đến thời điểm báo cáo có 2 bệnh nhân F0 đang cách ly, điều trị (bệnh nhân cũ). Số bệnh nhân đang điều trị tại tầng 1 là 2 bệnh nhân, không có trường hợp nào chuyển trung bình và nặng. Đối với các dịch bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh liên cầu lợn, các bệnh dịch khác như cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm, sởi; từ 20-1 đến ngày 24-1-2023, không ghi nhận trường hợp mắc mới và tử vong; chưa ghi nhận ổ dịch mới.

Sở Y tế Gia Lai đánh giá các đơn vị y tế đã thực hiện tốt các nội dung yêu cầu tại các công văn chỉ đạo của Sở Y tế; đảm bảo công tác điều trị, phục vụ người bệnh và an ninh trật tự trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Trực theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, xử lý thông tin đường dây nóng; trực hành chính-hậu cần và trực bảo vệ-tự vệ; duy trì công tác thường trực báo cáo hàng ngày về cơ quan quản lý theo quy định. 100% đơn vị đã xây dựng phương án thường trực, dự trữ cơ số thuốc, dịch truyền, vật tư, hoá chất, bố trí cơ số giường bệnh để sẵn sàng đáp ứng, đảm bảo tốt công tác thu dung điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.