Gia Lai công bố kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 31-8, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố và đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; Hạt Kiểm lâm… công bố kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng tỉnh Gia Lai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 10-8-2021 về việc điều chỉnh Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh Gia Lai và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 23-8-2021.
Theo đó, tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 723.156,38 ha, chiếm 46,62% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, giảm 18.097,18 ha so với trước đây; cả 3 loại rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng có nhiều diện tích bị thay đổi. Cụ thể, rừng đặc dụng 82.208,33 ha, chiếm 11,37% diện tích đất lâm nghiệp (tăng 23.007,32 ha so với Nghị quyết số 100/NQ-HĐND); rừng phòng hộ 150.374,48 ha, chiếm 20,79% diện tích đất lâm nghiệp (tăng 5.867,13 ha); rừng sản xuất 490.573,57 ha, chiếm 67,84% diện tích đất lâm nghiệp (giảm 46.971,63 ha).
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT ông Nguyễn Văn Hoan chủ trì hội nghị. Ảnh: Lê Anh
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Sở Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: Lê Anh
Trong lần rà soát, điều chỉnh quy hoạch này đã khắc phục được những hạn chế, thiếu sót trước đây như: kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng ở một số địa phương, đơn vị có sai lệch hoặc không còn phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế-xã hội. Thời điểm thực hiện rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng năm 2017 không đồng bộ với thời điểm điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh năm 2019 nên số liệu giữa ngành Nông nghiệp và PTNT với ngành Tài nguyên và Môi trường có sự khác biệt. Nhu cầu sử dụng đất của một số dự án phát triển kinh tế-xã hội cần sử dụng một số diện tích đất chưa có rừng nằm trong quy hoạch đất lâm nghiệp...
Theo lộ trình, ngay sau khi được phê duyệt, các đơn vị, địa phương sẽ tổ chức quản lý theo quy hoạch đã phê duyệt, đặc biệt là các diện tích có chuyển đổi mục đích sử dụng trong quy hoạch này; công khai công bố kết quả quy hoạch đến cấp xã và các chủ rừng, làm căn cứ để quản lý các hoạt động liên quan đến quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn.
LÊ ANH

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null