Gia Lai chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám, chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng ngày 20-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, sở Y tế Gia Lai và sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám, chữa bệnh 2 năm 2017-2018 và tiếp tục triển khai kế hoạch hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2019-2020.
Đồng chủ trì hội nghị có GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh- Giám đốc sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đình Tuấn- Phó Giám đốc sở Y tế Gia Lai. Tham dự Hội nghị có đại diện các bệnh viện đầu ngành của TP.Hồ Chí Minh; lãnh đạo các bệnh viện, Trung tâm Y tế trên địa bàn tỉnh.
Thông qua chương trình ký kết giữa sở Y tế Gia Lai và sở Y tế TP.Hồ Chí Minh vào tháng 11-2017, sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tạo mọi điều kiện về công tác đào tạo, hỗ trợ chuyển giao chuyên môn kỹ thuật trên các lĩnh vực:  Sản phụ khoa, Chấn thương chỉnh hình, Thận tiết niệu và mạch máu, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, hỗ trợ chuyên môn trên lĩnh vực Nhi khoa, Y dược cổ truyền phục hồi chức năng, Lao và bệnh phổi…Trong 2 năm qua, các đơn vị điều trị của tỉnh Gia Lai đã được tiếp nhận, chuyển giao nhiều kỹ thuật cao và áp dụng triển khai mang lại hiệu quả thiết thực.
GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh- Giám đốc sở Y tế TP.Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Đình Tuấn- Phó Giám đốc sở Y tế Gia Lai ký kết kế hoạch hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám, chữa bệnh giai đoạn 2019-2020. Ảnh: Như Nguyện
GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh- Giám đốc sở Y tế TP.Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Đình Tuấn- Phó Giám đốc sở Y tế Gia Lai ký kết kế hoạch hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám, chữa bệnh giai đoạn 2019-2020. Ảnh: Như Nguyện
Tại hội nghị, lãnh đạo sở Y tế TP.Hồ Chí Minh và sở Y tế tỉnh Gia Lai, các bệnh viện đầu ngành của TP.Hồ Chí Minh đã thống nhất kế hoạch hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám, chữa bệnh tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2019-2020, trọng tâm là tiếp tục hỗ trợ Gia Lai trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trên cơ sở nhu cầu thực tế, đề xuất của các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, các bệnh viện TP.Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường chuyển giao những kỹ thuật chuyên môn thông qua nhiều hình thức như chuyển giao trực tiếp, cầm tay chỉ việc, đào tạo, tập huấn chuyên môn tại chỗ, chỉ đạo hỗ trợ chuyên môn thường xuyên qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa… với mục tiêu lớn nhất là người dân tại tỉnh được tiếp cận với các kỹ thuật y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã ký kết kế hoạch hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám, chữa bệnh giai đoạn 2019-2020.
Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.