Gia Lai: Chuyển đổi mô hình sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân. Theo đó, nhiều mô hình sản xuất đã được triển khai và đem lại hiệu quả cao.

Bằng nguồn hỗ trợ từ Dự án Nâng cao năng lực phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đak Pơ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số xã trên địa bàn huyện, giúp cho gần 200 hội viên chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời hỗ trợ hội viên chi phí sản xuất ban đầu gồm phiếu mua vật tư phân bón và tiền mặt, trị giá 2,2-2,5 triệu đồng/người.

 

Cây điều giúp người dân xóa đói giảm nghèo.   Ảnh: Đức Thụy
Cây điều giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Đức Thụy

Chị Đinh Thị Dại (làng Kuk Kôn, xã An Thành, huyện Đak Pơ) cho biết: Trước đây, gia đình tôi trồng lúa, cũng tạm gọi là đủ ăn. Tuy nhiên, thời gian qua, hạn hán kéo dài nên lúa không đạt năng suất và tôi đã mạnh dạn chuyển sang trồng ớt. Cây ớt đang phát triển rất tốt, chi phí đầu tư thấp, lại dễ chăm sóc, thời gian quay vòng vốn nhanh, thị trường tiêu thụ ổn định, thậm chí có thể xuất khẩu.

Mới đây, gia đình anh Nguyễn Phúc Phương (thôn Đồng Tâm 2, xã Ia Din, huyện Đức Cơ) cũng đã chuyển sang trồng cây thanh long ruột đỏ. Ưu điểm của loại cây này là chịu được hạn, dễ chăm sóc. Anh Phương tỏ ra khá lạc quan với bước đi mới này. Trên địa bàn huyện, ngoài thanh long ruột đỏ, một số gia đình chuyển sang trồng chuối tiêu và một số loại cây trồng khác nhằm ứng phó với tình trạng khô hạn kéo dài.

Khoảng 5 năm trở lại đây, Gia Lai liên tục gặp hạn hán khiến hàng ngàn ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng, nông dân bị thiệt hại nặng nề. Riêng đợt hạn hán trong năm 2016 vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã có gần 23.000 ha cây trồng bị hạn và thiếu nước tưới. Cụ thể, 4.457 ha cây trồng bị mất trắng, 11.249 ha cây trồng bị giảm năng suất 30-70%, 7.143 ha cây trồng bị giảm năng suất dưới 30% và thiếu nước tưới. Cùng với cây trồng bị thiệt hại, giảm năng suất, hạn hán còn khiến gần 14.000 hộ với hơn 61.000 nhân khẩu bị thiếu đói, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và hơn 7.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh bị thiếu nước sinh hoạt.

Để tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp nông dân lựa chọn cây trồng, phương pháp canh tác phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tỉnh cũng đã lập đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020. Theo đề án, các cấp, các ngành và địa phương tập trung tuyên truyền, vận động người dân triển khai chuyển đổi một số loại cây trồng có thể phát triển tốt, cho năng suất cao như: cỏ, bắp lấy thân, thanh long ruột đỏ, đậu đỗ... Tính đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được gần 1.000 ha từ đất trồng lúa nước thường bị hạn sang các cây trồng khác cho thu nhập ổn định. Dự kiến đến năm 2020, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh sẽ giúp đỡ người dân chuyển đổi hơn 50 ngàn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác cho năng suất cao và ổn định. Tỉnh cũng khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từng bước hình thành các cánh đồng lớn, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Phương thức đa canh mang lại nhiều lợi ích

Phương thức đa canh mang lại nhiều lợi ích

(GLO)- Thay vì độc canh, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Gia Lai đã chọn xen canh nhiều loại cây để nâng cao giá trị kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái. Ngoài ra, phương thức đa canh giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, giảm rủi ro khi giá cả một số loại nông sản biến động.

Sầu riêng mini hút khách

Sầu riêng mini hút khách

Thị trường bán lẻ sầu riêng TP HCM gần đây xuất hiện một số điểm bán loại sầu riêng mini, trọng lượng từ 0,5 - 1,5 kg mỗi quả, thu hút khá đông người tiêu dùng chọn mua bởi vừa túi tiền và phù hợp một lần ăn.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả năm nay đạt khoảng 7%.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.